2 lần đưa vợ bầu nhập viện vẫn chưa đẻ được, lần 3 vỡ ối nhưng chồng bảo: “Cố đợi đến sáng”

2 ngày sau cũng đúng đêm đang ngủ thì tôi thấy có những cơn gò thưa thớt và bụng đau từng cơn. Lo sợ đẻ tại nhà, tôi lại đánh thức chồng dậy.

Sau hơn năm kết hôn và miệt mài "đúc con" thì tôi có bầu. Khi chia sẻ tin này, chồng tôi và cả nhà vui lắm. Bởi chồng tôi là con trai duy nhất nên sau cưới họ đều mong sớm có cháu bế bồng. Vì thế chúng tôi cũng bị sốt ruột theo. Vợ chồng ngâm cứu đủ tư thế, ăn thứ nọ, uống thứ kia, chọn ngày "hành sự"… mà mãi tin vui cũng chưa về. Lúc cả 2 không trông mong nhất và định đến bác sĩ thì lại bất ngờ có tin vui.

Từ khi có bầu, tôi chẳng những được bố mẹ chồng chăm sóc mà còn được chồng hết lòng yêu chiều. Có những hôm vợ thèm ngô nướng, anh xách xe đi gần chục km để mua cho ăn. Tôi thích ăn thứ gì, đi làm về là anh lại chở đến tận nơi ăn cho thỏa thích. Nói chung chồng yêu chiều vợ bầu và cưng hơn trứng mỏng.

2 lần đưa vợ bầu nhập viện vẫn chưa đẻ được, lần 3 vỡ ối nhưng chồng bảo: “Cố đợi đến sáng” - 1

Từ khi có bầu, tôi chẳng những được bố mẹ chồng chăm sóc mà còn được chồng hết lòng yêu chiều. (Ảnh minh họa)

Đi làm về tôi không phải làm bất cứ việc gì. Chồng nhận nấu cơm rửa bát, phơi quần áo. Anh bảo:

“Việc của em là phải luôn khỏe mạnh để 2 mẹ con an toàn nhất trong thai kỳ và mẹ tròn con vuông là được”.

Ai nhìn vào cũng khen anh tâm lý và sự thật tôi cũng thấy vậy. Nhưng anh vẫn có 1 nhược điểm, đó chính là nếu ban đêm khi đã ngủ thì nhờ vả việc gì cũng rất khó, làm cho qua loa. Chỉ những việc cấp bách anh mới chịu dậy nhưng phải làu bàu hay nói lải nhải chán chê.

Tuần trước tôi bước vào những ngày cuối cùng của thai kỳ, mẹ chồng bảo sang ở cùng để có thể đưa tôi đi đẻ bất cứ lúc nào thì anh không nghe. Anh bảo hai nhà cách nhau 2km nên lúc nào tôi chuyển dạ sẽ gọi bà ngay. Tôi thấy như vậy cũng hợp lý nên chuẩn bị đồ đạc trước để khi cần cứ thế xách vào viện.

Nhưng chuyện đau đẻ, nhất là sinh con lần đầu thật sự chưa có kinh nghiệm nên chẳng biết khi nào mà lần. Hôm ấy đang ngủ thì tôi thấy có cơn gò và đau bụng lâm râm. Nghĩ là sắp chuyển dạ, tôi đánh thức chồng dậy đưa vào viện. Đến viện lúc nửa đêm, bác sĩ thăm khám bảo cổ tử cung chưa mở, cơn gò kia là giả nên vợ chồng lại đi về.

2 ngày sau cũng đúng đêm đang ngủ thì tôi thấy có những cơn gò thưa thớt và bụng đau từng cơn. Lo sợ đẻ tại nhà, tôi lại đánh thức chồng dậy. 3h sáng dù buồn ngủ nhưng chồng lại mắt nhắm mắt mở đưa đi. Đến nơi thăm khám xong bác sĩ vẫn đuổi về, bảo khi nào phải vỡ ối hay cơn đau dồn dập hơn mới vào viện.

Vừa về 1 hôm thì ngay đêm hôm sau, lúc đang đi vệ sinh thì tôi bị vỡ ối ào ạt. Biết rõ là dấu hiệu đã chuyển dạ nên tôi cuống cuồng bảo chồng đưa đi đẻ. Lần này, chồng tôi bình thản lạ thường, vợ gọi ời ời không thèm thưa. Rồi khi biết tôi vỡ ối, vẫn thản nhiên bảo:

“Em cố đợi đi, 2 lần trước vào mà có sinh ngay đâu, toàn bị đuổi về. Vào ngủ đi, đợi thêm vài tiếng nữa trời sáng, ăn sáng xong sẽ đưa em vào viện”.

Quá bực mình khi vợ vỡ ối chuyển dạ mà chồng vẫn còn bình thản, tôi quát to:

“Anh có dậy ngay đưa mẹ con em đi không, nếu không em gọi luôn cho 2 bà sang. Đau đẻ làm sao mà chờ sáng trăng được”.

Nghe vợ to tiếng, chồng tôi mới mò dậy và gọi taxi lục đục đưa vào viện. Trên xe thấy tôi đau dữ dội từng cơn, anh lo lắng gọi cho 2 bà vào viện ngay. Lần này, tôi đã mở 3cm nên được đưa vào nhập viện ngay. Hơn tiếng sau tôi đã lên bàn đẻ và được đón con yêu chào đời.

Lần đầu được gặp mặt con, chồng tôi xúc động lắm. Anh ngắm nhìn con rồi cưng nựng:

“Bố đang ngủ ngon mà công chúa của bố đã đòi ra rồi. Thế mà bố không biết, suýt còn bảo mai mới đưa mẹ đi. May mà đưa con đến viện kịp không thì đã bị đẻ rơi rồi. Nếu vậy bố sẽ ân hận cả đời này mất”.

2 lần đưa vợ bầu nhập viện vẫn chưa đẻ được, lần 3 vỡ ối nhưng chồng bảo: “Cố đợi đến sáng” - 2

Lần này, tôi đã mở 3cm nên được đưa vào phòng đẻ ngay. (Ảnh minh họa)

Nghe anh cưng nựng con thế mà tôi và 2 bà nội ngoại đều phì cười. Đến bác sĩ và y tá trong phòng cũng bảo:

“Bó tay với anh, đau đẻ chờ sáng trăng hả. Đi đẻ biết thế nào mà chờ với đợi, may rút kinh nghiệm sớm vẫn kịp”.

Đấy chồng tôi nhiều khi vô tâm lắm nhưng tốt tính và yêu vợ con không ai bằng. Suốt 1 tuần sau sinh anh chăm sóc 2 mẹ con tôi cẩn thận chu đáo. Thấy vợ vẫn ra sản dịch, anh còn lo lắng bảo nếu thêm vài ngày nữa không hết sẽ đưa đi bác sĩ thăm khám. Không biết sau sinh bao ngày sản phụ mới hết sản dịch các chị em nhỉ?

Sản dịch sau sinh kéo dài bao nhiêu ngày thì hết?

Dù sinh mổ hay sinh thường thì ngay sau sinh, sản dịch đều xuất hiện. Đối với tuỳ cơ địa mỗi người mà thời gian ra sản dịch sẽ kéo dài và kết thúc khác nhau.

Thực tế lượng sản dịch kéo dài bao lâu là một phần do cơ địa người mẹ và một phần do việc chăm sóc cơ thể mẹ sau sinh. Thông thường hiện tượng này sẽ kéo dài khoảng 20 ngày đến 1 tháng, dài nhất chỉ 2 tháng đối với bất cứ phương pháp sinh nào.

Sản dịch ra ngoài có màu đỏ máu, đỏ tươi, dấu hiệu của việc các mạch máu chưa lành. Sau 2 đến 4 tuần, lượng sản dịch sẽ ít đi. Còn nếu bạn thấy không thuyên giảm lượng sản dịch thì chứng tỏ đang hoạt động hơi nhiều và làm việc quá sớm, nên hạn chế vận động và tăng cường nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, đối với những mẹ chịu khó đi lại nhẹ nhàng, những vận động này sẽ tạo nhiều điều kiện hữu ích để cho tử cung được kích thích co bóp đẩy sản dịch ra, sau trở về như hình dạng kích thước ban đầu. Các mẹ nên tới cơ sở y tế sinh sản khám lại nếu hiện tượng ra sản dịch kéo dài hơn 6 tuần để loại bỏ những nguyên nhân hậu sản gây ra. Ví dụ như khi tử cung co bóp không tốt khiến mẹ băng huyết, mất máu nhiều; còn có những mẹ sản dịch ứ đọng, không thể tự thoát ra càn phương pháp can thiệp để tránh nhiễm trùng.

2 lần đưa vợ bầu nhập viện vẫn chưa đẻ được, lần 3 vỡ ối nhưng chồng bảo: “Cố đợi đến sáng” - 3

Thảo Nguyên

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy