3 kiểu quan tâm của bố mẹ dễ khiến trẻ tổn thương nhất
Bố mẹ nên hạn chế tránh 3 sai lầm sau đây trong quá trình nuôi dạy con, đặc biệt ở giai đoạn ấu thơ.
Khi bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm đến con, trẻ cảm nhận được sự yêu thương, giúp xây dựng một tình cảm an toàn, đáng tin cậy giữa bố mẹ và con.
Quan hệ tình cảm này tạo ra một môi trường tốt cho trẻ để khám phá thế giới xung quanh, phát triển các kỹ năng xã hội và tăng cường sự tự tin.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn giữ quan điểm nuôi dạy con chưa phù hợp. Các chuyên gia cho biết, 3 cách nuôi dạy sau đây tưởng tốt nhưng vô tình kìm hãm sự phát triển tự nhiên của trẻ.
Chuyển hướng sự chú ý của trẻ
Mỗi khi con khóc, nhiều bậc phụ huynh thường áp dụng chiêu "chuyển hướng sự chú ý" để giải quyết vấn đề nhanh hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chuyển hướng sự chú ý chỉ mang tính tạm thời, không giúp trẻ hiểu rõ tại sao mình không được làm điều đó.
Lần sau, trẻ có thể vẫn tiếp tục yêu cầu đồ chơi, vẽ lên bàn, ghế sofa hoặc quấy rầy mẹ khi không được theo ý. Do đó, việc chuyển hướng sự chú ý của trẻ một cách ngẫu nhiên có hại hơn là lợi.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, có thể áp dụng phương pháp này. Bởi vì trong giai đoạn này, trẻ chưa có khái niệm rõ ràng về các quy tắc, nên nhiều hành vi chỉ là biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển.
Ví dụ, trẻ vài tháng tuổi có thể "đánh và cắn", liên quan đến sự phát triển xúc giác và khả năng điều khiển cơ bắp chưa đủ. Khi trẻ đánh ai đó trong giai đoạn này, bố mẹ có thể vỗ tay hoặc đưa cho trẻ những đồ chơi khác để chuyển hướng sự chú ý.
Việc chuyển hướng sự chú ý chỉ mang tính tạm thời, không giúp trẻ hiểu rõ tại sao mình không được làm điều đó.
Tuy nhiên, khi trẻ đạt 1,5 hoặc 2 tuổi, cần cẩn trọng khi áp dụng phương pháp này. Bởi lúc này, trẻ bắt đầu phát triển khả năng tự nhận thức và có ý tưởng riêng, cần hiểu rõ về sự tồn tại của bản thân thông qua nhiều trải nghiệm khác nhau.
Khi đó, bố mẹ nên giải thích với con về những hành vi nên và không nên làm, giúp trẻ hình thành ý thức về quy tắc từ khi còn nhỏ.
Ví dụ:
- Không chạm vào nguồn điện, rất nguy hiểm.
- Không ăn kem trước bữa ăn vì ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
- Bàn và ghế sofa không phải là nơi để vẽ, trẻ không nên vẽ vào đó.
Tuy nhiên, trong các tình huống bình thường, nhiều trẻ có thể không chấp nhận được cách thuyết phục này và kết quả vẫn là khóc. Khi đó, điều quan trọng nhất là chấp nhận và đồng cảm với trẻ, hướng dẫn con điều chỉnh phù hợp. Mẹ có thể thay đổi cách giao tiếp với trẻ, ví dụ:
"Mẹ biết con rất muốn ăn kem, nhưng bây giờ là thời gian ăn trưa, đến chiều chúng ta sẽ ăn kem cùng nhau nhé!''
"Mẹ tặng con cuốn sổ tay, từ nay hãy vẽ vào đó nhé!''
Cách chuyển hướng sự chú ý đúng đắn không phải là để trẻ tránh né vấn đề, mà là để trẻ hiểu được những hành vi không được phép làm, sau đó tự chủ động lựa chọn các hoạt động khác để cải thiện, cũng như học cách quản lý cảm xúc của mình.
Dạy trẻ đọc và viết quá sớm
Một số phụ huynh lo lắng con khó theo kịp tiến độ học tập ở trường, nên thường cho con học chữ, viết và đọc. Nhưng phương pháp học này không được các chuyên gia khuyến khích, bởi có thể ảnh hưởng đến khả năng tưởng tượng và hứng thú học tập của trẻ.
Học kiến thức sớm và đơn giản có thể giúp não trái của trẻ phát triển, nhưng ngược lại có thể khiến não phải không được phát triển tương đương. Để thúc đẩy sự phát triển toàn diện, cần có sự cân bằng giữa não trái và não phải.
Trong giai đoạn mẫu giáo và tiểu học, mục tiêu chính là phát triển hệ thần kinh dưới vỏ não để quản lý cảm xúc, rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc, xử lý các mối quan hệ và đối phó với áp lực bên ngoài.
Trẻ kiến thức sớm và đơn giản có thể giúp não trái của trẻ phát triển, nhưng ngược lại có thể khiến não phải không được phát triển tương đương.
Các chức năng nhận thức của não, như học đọc và viết, được quản lý bởi thùy trán. Khi trẻ học kiến thức quá sớm, chức năng nhận thức của vỏ não phát triển trước, làm đình chỉ tạm thời sự phát triển của hệ thần kinh liên quan đến cảm xúc, dẫn đến khả năng ổn định cảm xúc suy yếu.
Khi vào cấp 2 và cấp 3, áp lực học tập tăng cao, trẻ thường không biết cách đối phó với căng thẳng, dễ gặp các vấn đề cảm xúc như lo lắng, trầm cảm.
Do đó, việc ép buộc não bộ trẻ phát triển quá sớm được xem là vi phạm quy luật phát triển hệ thần kinh. Thời gian quý giá của tuổi thơ cần tuân theo quy luật phát triển tự nhiên, chỉ nên cho trẻ học những gì cần học và làm những gì cần làm.
Mục đích của việc rèn luyện tích hợp cảm giác là giúp trẻ trở nên linh hoạt, khéo léo hơn thông qua kích thích các giác quan chuyên nghiệp, khám phá sâu vào cảm xúc, phát triển các kỹ năng tư duy và tương tác xã hội ở mức độ cao hơn.
Trẻ em không được phép chơi bẩn
Hệ thống xúc giác có tác động mạnh mẽ đối với trẻ, cung cấp thông tin quan trọng nhất về môi trường xung quanh, giúp tránh hoặc đối phó với nguy hiểm, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ.
Nhiều phụ huynh lo lắng về mức độ sạch sẽ của sàn nhà, đất trong công, hay đồ chơi ở sân chơi, do đó không cho con tham gia các hoạt động tập thể hoặc giữ con ở nhà.
Điều này vô tình khiến trẻ trở nên nhạy cảm với việc tiếp xúc với mọi vật, trở nên rụt rè, cáu kỉnh, hay khóc nhè và mong manh. Trẻ quá nhạy cảm thường dễ bị kích động, bám víu, có tâm trạng cáu kỉnh, dễ lo lắng, khó chịu với sự tách rời.
Ở giai đoạn tuổi thơ, trẻ cần được khám phá nhiều hơn, bố mẹ có thể tạo điều kiện để con trải nghiệm những trò chơi có một chút ''bẩn'' như chơi với nước, cát trên bãi biển, lăn trên cỏ và khám phá sáng tạo trong đất... theo sự giám sát của bố mẹ, đồng thời giữ vệ sinh cho trẻ sau đó.
Bố mẹ có thể tạo điều kiện để con trải nghiệm những trò chơi có một chút ''bẩn'' như chơi với nước, cát trên bãi biển, lăn trên cỏ...
Bình luận