4 loại cây “âm thịnh dương suy”, gia chủ nên tránh đặt trong nhà

Khi nói đến “cây âm”, cây liễu thường nằm ở vị trí đầu tiên trong danh sách.

Nhiều người thích trồng nhiều loại cây khác nhau trong sân nhà, điều này không chỉ làm đẹp môi trường mà còn cải thiện chất lượng không khí. Tuy nhiên, chúng ta nên tránh trồng “cây âm” trong sân vườn nhà, vì người xưa cho rằng trồng “cây âm” sẽ khiến gia đình gặp phải những chuyện không may.

1. Cây liễu

4 loại cây “âm thịnh dương suy”, gia chủ nên tránh đặt trong nhà - 1

Khi nói đến “cây âm”, cây liễu thường nằm ở vị trí đầu tiên trong danh sách. Cây liễu thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học cổ, đặc biệt khi miêu tả cảnh chia tay, nỗi buồn nên loại cây này thường được coi là biểu tượng của sự chia ly, nỗi buồn. Điều này khiến nhiều người cho rằng cây liễu có “năng lượng âm” và không thích hợp để trồng tại nhà.

Những cành liễu mảnh khảnh, mềm mại, đung đưa trong gió, dễ tạo cho người ta cảm giác chán nản, cô đơn.

Cây liễu không kết hạt khiến cho người ta liên tưởng tới phần con cái bị thiếu hụt. Bên cạnh đó, từ liễu trong tiếng Hán đồng âm với chữ ly, tượng trưng cho chia ly, nếu trồng ở sân nhỏ sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. 

Ngoài ra, cây liễu còn có hệ thống rễ phát triển, dễ xâm lấn các đường ống nước ngầm, thậm chí ảnh hưởng đến nền móng nhà, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các gia đình.

Từ góc độ phong thủy, đặc tính này của cây liễu được cho là có xu hướng “hút đi” sự giàu có và phước lành trong nhà. Vì vậy, nhiều người cho rằng cây liễu không thích hợp trồng ở nhà, nhất là ngoài sân.

2. Cây hòe

4 loại cây “âm thịnh dương suy”, gia chủ nên tránh đặt trong nhà - 2

Cây hòe được coi là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có ở thời xa xưa. Trước cửa triều đình thường được trồng 3 cây hòe, tượng trưng cho ba chức quan lớn Tư mã - Tư đồ - Tư Không.

Tuy nhiên theo quan niệm dân gian, cây hòe lại được coi là “cây âm”. Một trong những nguyên nhân là do cây hòe có tán rất lớn và bóng râm dày, dễ che khuất ánh nắng mặt trời nên được cho là mang năng lượng âm quá mức.

Ngoài ra, trong tiếng Hán của cây hòe có chữ “ma” nên có nhiều tin đồn về việc trồng cây hòe trong nhà để "chiêu hồn". Trồng cây hòe trong sân nhỏ dễ thu hút những thứ ô uế, dễ khiến người ta sợ hãi, gia đình dễ gặp điều dữ. 

3. Cây bách

4 loại cây “âm thịnh dương suy”, gia chủ nên tránh đặt trong nhà - 3

Cây bách cao to được nhiều người coi là cây tốt tượng trưng cho sự trường thọ, kiên trì và thịnh vượng. Tuy nhiên, cây bách thường được trồng ở các nghĩa trang nên được coi là có “năng lượng âm” mạnh mẽ. Theo thời gian, người ta coi cây bách là loại cây gắn liền với cái chết và nghĩa trang, không thích hợp để trồng ở nhà.

Mặc dù cây bách có khả năng chịu hạn cao và kháng sâu bệnh, nhưng mối liên hệ của nó với nghĩa trang là điều đáng lo ngại khiến nhiều người kiêng dè, không dám trồng trong sân nhà.

4. Cây dâu tằm

4 loại cây “âm thịnh dương suy”, gia chủ nên tránh đặt trong nhà - 4

Cây dâu tằm tuy thường được dùng làm nguồn thức ăn cho tằm nhưng lại không được ưa chuộng trong phong thủy. Nguyên nhân chính là do “dâu” và “tang” có cách phát âm giống nhau, khiến cây dâu bị coi là không may mắn và sẽ mang lại điều xui xẻo cho gia đình.

Ngoài ra, cây dâu có cành và lá rậm rạp, hình dáng cây trông hơi u ám cũng khiến nó gắn liền với “năng lượng âm”. Nhiều người lo lắng trồng cây dâu trong sân sẽ mang lại điều xui xẻo, đặc biệt là ở cửa hoặc đối diện nhà, được coi là không may mắn.

Lyly

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy