5 quy tắc thành công ẩn chứa trong mỗi gia đình, hãy nhớ kể cho con để được hưởng lợi sớm
Một số quy tắc sống bố mẹ nên dạy trẻ biết sớm, nhằm tạo nên nền tảng phát triển vững chắc.
Người ta nói rằng nuôi con cũng giống như trồng cây, ngoài việc tưới nước và bón phân hàng ngày, bố mẹ còn phải biết cách thích nghi với chu kỳ sinh trưởng của trẻ.
Theo đó, quy tắc phát triển thực chất là những quy tắc gia đình sẽ mang lại lợi ích cho trẻ trong suốt cuộc đời.
Bố mẹ thông minh sẽ ẩn giấu các quy tắc gia đình trong những chi tiết của cuộc sống và truyền đạt đến trẻ một cách tinh tế, để trẻ tuân thủ các quy tắc ngay từ khi còn nhỏ.
Tất nhiên, mục đích của những quy tắc trong gia đình là cung cấp định hướng cho cuộc sống của trẻ ngay từ đầu, vì vậy tương lai sẽ có định hướng tốt hơn.
Quy tắc giáo dục được giấu ở bàn ăn
Thực tế, có thể nhìn thấy phần tính cách của một người qua bàn ăn. Bàn ăn không chỉ là nơi để thưởng thức những bữa ăn ngon miệng, mà còn là không gian để rèn luyện các kỹ năng sống và hình thành nhân cách cho trẻ.
Trong nhiều gia đình, khi ăn, trẻ nhỏ thường sẽ được chăm sóc ngay khi đói. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần dạy ở bàn ăn là "chờ đợi". Trước khi người lớn bắt đầu ăn, trẻ nên đợi, và đây là một bài học quý giá về sự tôn trọng và kiên nhẫn.
Chờ đợi trên bàn ăn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Khi trẻ biết chờ đợi, trẻ học được cách tôn trọng người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi trong gia đình.
Trước khi ăn, hãy luôn yêu cầu trẻ giúp dọn bàn, tham gia vào quá trình chuẩn bị, sẽ cảm nhận được giá trị của bữa ăn hơn, và việc chờ đợi sẽ trở nên tự nhiên hơn. Bắt đầu ăn cùng nhau sau khi tất cả các thành viên trong gia đình đã ngồi vào bàn cũng là một thói quen tốt.
Quá trình chờ đợi này là dạy trẻ thói quen, trang bị kỹ năng sống cần thiết. Khi trẻ bước vào xã hội trong tương lai, sẽ gặp phải nhiều tình huống yêu cầu sự kiên nhẫn, như chờ đợi người khác trong các cuộc họp, xếp hàng mua đồ hay thậm chí là trong các mối quan hệ cá nhân. Trẻ biết cách chờ đợi khi cũng sẽ kiên nhẫn hơn khi lớn lên, điều này giúp dễ dàng vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Hãy dạy trẻ biết chờ đợi trên bàn ăn.
Bí mật trí thông minh tài chính ẩn chứa trong thói quen chi tiêu của trẻ
Khi nói đến việc có nên cho trẻ tiền tiêu vặt hay không. Theo các chuyên gia, mỗi phụ huynh có thể tự sắp xếp dựa trên hoàn cảnh gia đình. Đến một độ tuổi nhất định, nên cho trẻ tiền tiêu vặt nhằm bồi dưỡng trí thông minh tài chính.
Tuy nhiên, không nên tùy tiện cho trẻ tiền tiêu vặt.
Bố mẹ có thể đưa cho trẻ tiền tiêu vặt vào đầu tuần, và cuối tuần sẽ hỏi xem trẻ đã tiêu số tiền đó vào việc gì.
Trẻ có thể mua bất cứ thứ gì mình thích, nhưng số tiền có hạn nên trẻ cần cân nhắc nên mua thứ nào trước.
Cách này giúp trẻ học cách phân biệt giữa "muốn" và "cần". Trẻ sẽ mua những gì mình cần trước, sau đó cân nhắc những điều mình muốn và sắp xếp tiền tiêu vặt hợp lý.
Cảm giác trách nhiệm ẩn chứa trong làm việc nhà
Nhiều phụ huynh phàn nàn rằng trẻ không có ý thức trách nhiệm, nhưng mặt khác, lại không nỡ để con làm việc nhà. Sự mâu thuẫn này thực sự tạo ra thách thức trong việc dạy trẻ hiểu về tính trách nhiệm. Khi trẻ không được giao nhiệm vụ hay công việc cụ thể, sẽ khó có cơ hội để học hỏi và phát triển ý thức về trách nhiệm cá nhân.
Tính trách nhiệm là một trong những giá trị cốt lõi mà trẻ cần phải học để trở thành những người lớn có ích trong xã hội. Khi trẻ thực hiện các công việc nhà, sẽ học cách chăm sóc bản thân, hiểu được tầm quan trọng của việc đóng góp vào sự hài hòa của gia đình.
Nếu bố mẹ làm mọi thứ mà không cho trẻ cơ hội tham gia, trẻ sẽ không bao giờ nhận ra rằng sự nỗ lực và cống hiến của mỗi thành viên là cần thiết cho sự phát triển chung của gia đình.
Vì vậy, hãy cho trẻ có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định của gia đình. Việc hỏi trẻ về những điều như ăn tối gì hay đi đâu vào cuối tuần không chỉ tạo ra cơ hội để trẻ bày tỏ ý kiến riêng, thấy mình có giá trị và được tôn trọng.
Làm việc nhà giúp nuôi dưỡng tính trách nhiệm.
Mã trí tuệ cảm xúc ẩn chứa trong cách trẻ xin lỗi
Trong quá trình trưởng thành, trẻ thường gặp phải nhiều xung đột khác nhau. Bố mẹ nên dạy con cách giải quyết những xung đột này một cách đúng đắn.
Nhiều bậc cha mẹ chỉ để con mình nói "Con sai rồi", "Con xin lỗi'' một cách máy móc, vì vậy đa phần trẻ không biết mình sai ở đâu.
Mắc lỗi là điều bình thường, nhưng bố mẹ nên dạy con cách xem lại lỗi lầm. Ngoài việc thừa nhận lỗi lầm, trẻ cũng phải biết mình sai ở đâu và chủ động sửa lỗi.
Điều quan trọng là bố mẹ nêu gương tốt về việc xin lỗi trong cuộc sống. Khi bố mẹ làm điều gì sai, hãy nhận lỗi và chân thành xin lỗi khi cần thiết, trẻ sẽ học hỏi từ hành động đó.
Điều này giúp trẻ hiểu rằng việc xin lỗi là một phần tự nhiên của cuộc sống, cũng như thể hiện sự tôn trọng với người khác.
Hãy dạy trẻ biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Quy tắc tự kỷ luật ẩn chứa trong việc quản lý thời gian
Nhiều phụ huynh phàn nàn: Con tôi không có khái niệm về thời gian, nên rất khó để dạy về tính tự giác.
Thực tế, trẻ nhỏ chưa có khái niệm về thời gian. Cùng với sự tò mò mạnh mẽ, trẻ khó hoàn thành nhiệm vụ độc lập.
Lúc này, bố mẹ cũng có thể lập cho con một lịch trình trực quan. Hãy đánh dấu thời gian học, chơi và ngủ bằng các nhãn dán có màu sắc khác nhau, giúp trẻ dễ dàng nhận biết và thực hiện.
Đối với trẻ lớn hơn, cách tốt nhất là để trẻ tự trải nghiệm hậu quả. Nếu trẻ không muốn dậy vào buổi sáng, đừng thúc giục trẻ. Hãy để trẻ tiếp tục ngủ xuống và đi muộn. Nếu trẻ bị giáo viên phạt, trẻ sẽ tự chịu hậu quả.
Những quy tắc gia đình ẩn chứa trong cuộc sống không phải để hạn chế hay kiểm soát, mà nhằm giúp trẻ hình thành thói quen tốt.
Bình luận