Hội thảo khoa học "Ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - Thực trạng và giải pháp"

Ngày 2/7, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo khoa học "Ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - Thực trạng và giải pháp".

Cổng thông tin Bộ VHTTDL đưa tin, hội thảo nhằm tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các chuyên gia, nghệ sĩ… để làm rõ hơn thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và tìm ra những giải pháp hiệu quả, có tính thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng các chương trình biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch cho biết, trong thế kỷ 21, công nghệ đã làm thay đổi cách nhìn, phương pháp, hình thức thể hiện cũng như góp phần quan trọng giúp cho nghệ thuật biểu diễn lan tỏa giá trị, tạo sự đa dạng về hình thức tiếp cận, thu hút nhiều hơn mọi tầng lớp khán giả ở các môi trường, không gian khác nhau.

Hội thảo khoa học "Ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - Thực trạng và giải pháp" - 1

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội thảo

Hiện nay hàng trăm phần mềm từ đơn giản đến phức tạp được phát triển đang tạo nên nhiều sự lựa chọn cho đội ngũ sáng tạo nghệ thuật và đi đôi với sự phát triển công nghệ, các quan điểm, phương pháp dàn dựng cũng có những thay đổi một cách nhanh chóng.

Công nghệ đã tạo ra nhiều hiệu ứng, hiệu quả mới. Nhiều thể loại, hình thức nghệ thuật được hưởng lợi, có triển vọng để phát triển mạnh mẽ, không chỉ trong nước mà còn lan tỏa ra nước ngoài. Các sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn trong thế giới phẳng.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương nhận định, công nghệ không chỉ thu hút người xem mà còn góp phần quan trọng vào sáng tạo các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của khán giả; tạo ra những xu thế mới trong xu hướng toàn cầu. Nhiều chương trình trên thế giới đã thể hiện được thế mạnh khi có sự đầu tư về mặt công nghệ, tạo hiệu ứng mạnh mẽ, có sức lan toả, đem đến trải nghiệm phong phú cho khán giả; có sự cộng hưởng giữa những giá trị truyền thống và hiện đại.

Trong phát triển công nghiệp văn hoá, nghệ thuật biểu diễn được coi là lĩnh vực cần được ưu tiên đầu tư. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống là vấn đề cần được tập trung thực hiện. Trong dòng chảy của nghệ thuật biểu diễn hiện nay, rất cần có những nghiên cứu, giải pháp từ lý luận đến thực tiễn để tạo ra sự chuyển dịch thực sự trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương nêu rõ.

Tại Hội thảo lần này, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương bày tỏ mong muốn các đại biểu tập trung giải đáp 05 vấn đề gồm: Cơ sở lý luận, tầm quan trọng của công nghệ đối với nghệ thuật biểu diễn; Các công nghệ mới được ứng dụng vào nghệ thuật biểu diễn sẽ có đặc điểm ưu việt vượt trội và hiệu ứng mới như thế nào; Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở các nước tiêu biểu trên thế giới, những bài học thành công và chưa thành công; Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam - những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; Những giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm nâng cao chất lượng chương trình biểu diễn.

Hội thảo khoa học "Ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - Thực trạng và giải pháp" - 2

Về thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong biểu diễn nghệ thuật, TS Phạm Việt Hà, Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường cho biết, trong những năm gần đây, đặc biệt là sau sự xuất hiện của Covid-19, nhiều thói quen trong sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật tại Việt Nam đã có sự thay đổi. Công nghệ 4.0 đã từng bước được ứng dụng vào các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tập trung nhiều ở các thành phố lớn, các khu vui chơi, giải trí công nghệ cao. Có thể nói đến như: trình diễn đa phương tiện (multimedia); biểu diễn trực tuyến và livestream; sáng tạo và quảng bá bằng công nghệ mới (AI, VR, AR). Tuy nhiên hạn chế lớn nhất trong việc tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ trong biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay là về hạ tầng công nghệ. Bên cạnh đó là việc thiếu nguồn nhân lực công nghệ-nghệ thuật chất lượng cao cũng như tâm lý e ngại đổi mới và chưa định hình rõ ràng thị trường nghệ thuật công nghệ số.

Từ thực tiễn Việt Nam và thế giới, Họa sĩ, NSND Doãn Bằng, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ đề xuất 07 giải pháp để nâng cao chất lượng và sức hấp dẫn của nghệ thuật biểu diễn đương đại gồm: Cập nhật chương trình đào tạo thiết kế mỹ thuật sân khấu, thiết kế ánh sáng sân khấu, thiết kế kỹ xảo đặc biệt sân khấu; Cập nhật chương trình đào tạo kỹ sư âm thanh ánh sáng; Đào tạo chuyên viên kỹ thuật, nhà thiết kế sử dụng thuần thục các hệ thống phần cứng và phần mềm tiên tiến nhất viết cho hệ thống âm thanh, ánh sáng và kỹ thuật hậu trường; Đầu tư mua sắm, cập nhật thiết bị, cách sử dụng và áp dụng thiết bị, phần mềm thế hệ mới nhất vào thực tiễn nghệ thuật sân khấu; Đầu tư xây lắp hệ thống kỹ thuật hậu trường, sàn diễn công nghệ cao tự động hóa; Mời các chuyên gia hàng đầu từ các nước có công nghiệp giải trí phát triển sang huấn luyện, trao đổi cho các nghệ sỹ, kỹ sư Việt Nam về kỹ năng sử dụng và sáng tạo trên nền tảng công nghệ cao vào tác phẩm sân khấu.

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng trao đổi một số nội dung về nghệ thuật biểu diễn thời chuyển dịch số ở Việt Nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp nghệ thuật sân Khấu trên không gian mạng); Thực trạng trang thiết bị âm thanh, ánh sáng và ứng dụng công nghệ trong nghệ thuật xiếc; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong các chương trình biểu diễn của Nhà hát Tuổi trẻ; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong biểu diễn nghệ thuật Múa ở Việt Nam; Thực trạng các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện có và việc ứng dụng công nghệ trong các chương trình biểu diễn của Nhà hát Chèo Việt Nam./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hé lộ nguyên nhân gã khổng lồ công nghệ Microsoft tiếp tục cắt giảm 9.000 nhân sự toàn cầu

Hé lộ nguyên nhân gã khổng lồ công nghệ Microsoft tiếp tục cắt giảm 9.000 nhân sự toàn cầu

Microsoft vừa công bố đợt cắt giảm nhân sự thứ hai chỉ trong vòng hai tháng, với khoảng 9.000 người bị ảnh hưởng. Động thái này nằm trong chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động và tổ chức lại bộ máy, trong bối cảnh công ty đang đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo và hạ tầng điện toán đám mây.

Triển lãm 80 năm hành trình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc phải bảo đảm các yêu cầu chất lượng, để lại ấn tượng mạnh mẽ

Triển lãm 80 năm hành trình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc phải bảo đảm các yêu cầu chất lượng, để lại ấn tượng mạnh mẽ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, Triển lãm 80 năm hành trình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc phải đạt các yêu cầu chất lượng, đẳng cấp quốc tế; sau Triển lãm phải để lại ấn tượng mạnh mẽ đối với người xem, không chỉ người dân trong nước mà còn cả đối với du khách quốc tế, theo Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL.

Giá hàng hóa Trung Quốc trên Amazon tăng nhanh

Giá hàng hóa Trung Quốc trên Amazon tăng nhanh

Giá hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc và bán trên Amazon.com đã tăng nhanh hơn lạm phát tổng thể, theo phân tích của 1.400 sản phẩm khác nhau do công ty phân tích DataWeave thực hiện độc quyền cho Reuters, một dấu hiệu cho thấy thuế quan đang bắt đầu ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ.

Một tỷ phú vừa vượt Jeff Bezos và Mark Zuckerberg giàu thứ hai thế giới: Khối tài sản tăng vọt 40 tỷ USD chỉ trong hai ngày

Một tỷ phú vừa vượt Jeff Bezos và Mark Zuckerberg giàu thứ hai thế giới: Khối tài sản tăng vọt 40 tỷ USD chỉ trong hai ngày

Chủ tịch Oracle – tỷ phú Larry Ellison – đã trở thành người giàu thứ hai thế giới sau Elon Musk, nhờ cổ phiếu Oracle tăng vọt kỷ lục trong tuần qua. Cú nhảy giá này phản ánh kỳ vọng lớn vào vai trò của Oracle trong làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời đưa Ellison vượt qua Jeff Bezos và Mark Zuckerberg trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới.