5 sự thật bố mẹ nên biết về bộ não của trẻ sơ sinh
Hiểu biết về sự phát triển của bộ não trẻ giúp bố mẹ có những cách nuôi dạy và chăm sóc phù hợp.
Bộ não trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng, nhạy bén trong việc tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh. Mỗi trải nghiệm, tương tác đều ảnh hưởng đến sự hình thành các kết nối thần kinh trong não bộ. Điều này có nghĩa là những gì trẻ trải qua trong những năm tháng đầu đời sẽ định hình cách chúng suy nghĩ, học hỏi và tương tác với thế giới.
Khi bố mẹ nắm bắt được sự phát triển của bộ não trẻ, có thể tạo ra một môi trường phong phú và an toàn, để con khám phá và học hỏi một cách tự nhiên.
Theo các chuyên gia, có 5 sự thật thú vị về quá trình phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên nắm bắt.
Bộ não của trẻ dưới 3 tuổi hoạt động gấp đôi so với người lớn
Một sự thật thú vị là bộ não của trẻ dưới 3 tuổi hoạt động gấp đôi so với bộ não của người lớn. Điều này có nghĩa là trẻ đang tiếp nhận, xử lý và học hỏi thông tin nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Trong giai đoạn này, não bộ phát triển mạnh mẽ, với hàng triệu kết nối thần kinh mới được hình thành mỗi ngày. Từ đó phản ánh khả năng học hỏi vượt trội, tiếp thu kiến thức và kỹ năng tự nhiên.
Giai đoạn này là thời điểm vàng cho việc hình thành các kết nối thần kinh, do đó cung cấp môi trường kích thích và phong phú sẽ giúp trẻ phát triển tư duy tốt hơn.
Mỗi trải nghiệm, từ việc nghe nhạc, đọc sách, đến việc chơi đùa và tương tác với người lớn, đều góp phần vào việc xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Hơn nữa, khi trẻ được khuyến khích tham gia vào các hoạt động như nấu ăn, vẽ tranh hay khám phá thiên nhiên, sẽ phát triển trí tuệ, cảm xúc và kỹ năng xã hội. Sự tương tác với các bạn đồng trang lứa cũng giúp trẻ rèn luyện khả năng giao tiếp và học hỏi.
Bộ não của trẻ dưới 3 tuổi hoạt động gấp đôi so với người lớn.
Ảnh hưởng căng thẳng đến tốc độ phát triển trí não ở trẻ sơ sinh
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ căng thẳng của trẻ sơ sinh tăng lên nếu có tiếng la hét trong nhà. Trẻ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh và có thể cảm nhận được cảm xúc của người lớn.
Bộ não của trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu đời, và nhạy bén với những thay đổi trong không khí gia đình. Khi có tiếng la hét, xung đột hoặc sự căng thẳng xảy ra, trẻ nghe thấy âm thanh, cảm nhận những rung động cảm xúc từ người lớn, điều này gây ra lo lắng và cảm giác bất an.
Trẻ em có xu hướng phản ứng với môi trường xung quanh bằng cách thu mình lại, khóc hoặc biểu hiện những hành vi lo âu. Nếu tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển tâm lý, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn, như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm khi lớn lên.
Vì vậy, tạo ra một môi trường yên tĩnh và an toàn là điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Một không gian sống hài hòa, nơi mà trẻ cảm nhận được sự yêu thương và chấp nhận. Bố mẹ nên xem xét việc thiết lập quy tắc giao tiếp trong gia đình, khuyến khích nói chuyện nhẹ nhàng và tôn trọng lẫn nhau.
Trẻ được nói chuyện thường xuyên học khoảng 300 từ
Các nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được nói chuyện thường xuyên biết nhiều hơn khoảng 300 từ, giai đoạn 2 tuổi so với những trẻ ít được giao tiếp. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tương tác ngôn ngữ trong những năm đầu đời, khi bộ não đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ.
Việc trò chuyện, đọc sách và hát cho trẻ nghe giúp trẻ phát triển từ vựng, kích thích sự phát triển trí tuệ và khả năng giao tiếp sau này.
Khi bố mẹ thường xuyên trò chuyện với trẻ sẽ cung cấp từ mới, dạy con cách sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh khác nhau. Những cuộc trò chuyện nhằm rèn luyện kỹ năng lắng nghe và phản hồi.
Hơn nữa, qua việc đọc, trẻ được tiếp xúc với từ vựng phong phú, khám phá những câu chuyện đa dạng, mở rộng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Những câu chuyện thú vị còn giúp trẻ học hỏi về các khái niệm, giá trị và bài học trong cuộc sống.
Trẻ được nói chuyện thường xuyên học khoảng 300 từ
Trẻ sơ sinh giải mã sự chú ý qua ánh mắt
Trẻ sơ sinh có khả năng giải mã những gì nên chú ý (hoặc không) bằng cách nhìn theo ánh mắt của người chăm sóc. Khi người lớn nhìn về một đối tượng, trẻ sẽ theo dõi ánh mắt và phản ứng với điều đó.
Điều này thể hiện sự nhạy bén trong nhận thức, một phần quan trọng trong quá trình học hỏi của trẻ. Thông qua việc quan sát ánh mắt của người lớn, trẻ học cách xác định những điều quan trọng, hình thành những kết nối ban đầu với thế giới.
Bố mẹ nên chú ý đến cách mà họ tương tác với trẻ. Khi người lớn thể hiện sự hào hứng hoặc quan tâm đến một đối tượng nào đó, trẻ sẽ cảm thấy thúc đẩy để khám phá và tìm hiểu thêm. Ngược lại, nếu người lớn thể hiện sự thiếu quan tâm hoặc thờ ơ, trẻ cũng giảm đi sự tò mò tự nhiên.
Ngoài ra trẻ sẽ học cách nhận biết cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt và biểu cảm. Khi trẻ thấy người lớn nhìn nhau với ánh mắt yêu thương hoặc thể hiện sự vui vẻ, trẻ học được cách thể hiện và nhận diện cảm xúc tích cực.
Trẻ sơ sinh giải mã sự chú ý qua ánh mắt
Ôm ấp – Yếu tố quan trọng để phát triển trí não
Ôm ấp giúp giải phóng hormone tăng trưởng và tạo ra cảm giác an toàn. Những cái ôm ấm áp giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, kích thích sản xuất oxytocin, hormone liên quan đến sự gắn kết và phát triển tinh thần. Việc thường xuyên ôm ấp, âu yếm trẻ sẽ hỗ trợ quá trình phát triển não bộ và cảm xúc.
Hiểu biết về sự phát triển của bộ não trẻ sơ sinh giúp bố mẹ có những cách nuôi dạy và chăm sóc phù hợp. Tạo ra một môi trường yêu thương, an toàn và kích thích sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển trí não, bộc lộ tối đa tiềm năng trong giai đoạn quan trọng này.
Nuvi Grow với công thức Nuvi Power chứa bộ ba dưỡng chất vàng Canxi, Vitamin K2 và D3, được nghiên cứu bởi Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS giúp kích hoạt và tối ưu tiềm năng cao lớn, thông minh của trẻ: Canxi giúp xương chắc khoẻ; Vitamin D3 giúp hấp thụ canxi từ thực phẩm vào máu; Vitamin K2 giúp chuyển Canxi vào xương. Nuvi Grow còn chứa DHA, Lutein, Taurin giúp bé phát triển trí não; tăng cường khả năng ghi nhớ, học hỏi. 3 ly Nuvi Grow mỗi ngày, bé tự tin cao lớn, thông minh. |
Bình luận