90% bố mẹ dễ dàng bỏ qua 3 điều, cản trở trẻ thành người xuất sắc

Sẽ có những lúc khó khăn trong quá trình nuôi dạy con, nhưng điều quan trọng là bố mẹ giữ vững lòng kiên nhẫn và sự yêu thương. 

Trong quá trình nuôi dạy, bố mẹ đều mong con sẽ ngoan ngoãn, thông minh. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực, việc kỷ luật trẻ trở nên khó khăn, thậm chí ngày càng xa cách bố mẹ.

Khi trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, thường thể hiện sự độc lập và tính cách riêng, điều này đôi khi dẫn đến những tình huống khó xử.

Các chuyên gia liệt kê một số vấn đề mà hầu như tới 90% phụ huynh dễ bỏ qua trong quá trình nuôi dạy con, vô tình làm tăng thêm khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình.

90% bố mẹ dễ dàng bỏ qua 3 điều, cản trở trẻ thành người xuất sắc - 1

90% bố mẹ dễ dàng bỏ qua 3 điều, cản trở trẻ thành người xuất sắc - 2

3 điều bố mẹ dễ phớt lờ, ảnh hưởng chất lượng nuôi dạy con

Mối quan hệ gắn bó bố mẹ và con: Mảnh đất nơi trẻ lớn lên

Trẻ thường học theo lời nói và hành động từ bố mẹ. Những gì trẻ thấy và trải nghiệm hàng ngày sẽ hình thành nên nhân cách và ứng xử trong tương lai.

Chính vì vậy, việc bố mẹ làm gương rất quan trọng. Nếu bố mẹ thể hiện sự tôn trọng, lòng kiên nhẫn và sự thông cảm trong giao tiếp, trẻ sẽ học được cách đối xử với người khác theo cách tương tự. Ngược lại, bố mẹ không kiên nhẫn, trẻ có thể sẽ bắt chước và hình thành những thói quen không tốt.

Vì vậy, môi trường tích cực, nơi trẻ thoải mái chia sẻ ý kiến và cảm xúc, cảm thấy an tâm hơn khi đối diện với những thách thức trong cuộc sống. Hãy trao cho trẻ sự tự tin và lòng can đảm khi khám phá thế giới.

90% bố mẹ dễ dàng bỏ qua 3 điều, cản trở trẻ thành người xuất sắc - 3

Trẻ thường học theo lời nói và hành động từ bố mẹ.

Tình yêu và sự đồng hành: Dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ

Trong quá trình trưởng thành của trẻ, tình yêu thương và sự đồng hành của bố mẹ vô cùng quan trọng. Tình yêu là nền tảng giúp trẻ phát triển tốt cả thể chất lẫn tinh thần. 

Khi trẻ biết rằng có một nơi an toàn để trở về, sẽ không ngần ngại chia sẻ những nỗi lo, ước mơ và cả những thất bại. Vì vậy, tình yêu thương từ bố mẹ là động lực giúp trẻ vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Đồng thời, sự hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp từ bố mẹ giúp trẻ thêm tự tin đối diện với những thách thức hàng ngày.

Tôn trọng và tin cậy: Động lực cho sự trưởng thành của trẻ

Tôn trọng và tin tưởng trẻ là chìa khóa để nuôi dưỡng tư duy độc lập, tự chủ.

Bố mẹ được khuyên nên tôn trọng sở thích và lựa chọn, tin vào khả năng của con.

Theo đó, trẻ có thể dần dần xây dựng sự tự tin khi lớn lên, dũng cảm đối mặt với thử thách của cuộc sống.

90% bố mẹ dễ dàng bỏ qua 3 điều, cản trở trẻ thành người xuất sắc - 4

Tôn trọng và tin cậy vào trẻ.

90% bố mẹ dễ dàng bỏ qua 3 điều, cản trở trẻ thành người xuất sắc - 5

Vậy bố mẹ nên làm gì để đồng hành tốt hơn với con trong quá trình trưởng thành

Thay đổi cách giáo dục gia đình

Thói quen, hành vi, đặc điểm tính cách của trẻ phần lớn bị ảnh hưởng bởi sự giáo dục gia đình. Môi trường gia đình chính là nền tảng đầu tiên hình thành nên nhân cách và giá trị sống 

Từ những ngày đầu đời, trẻ đã quan sát và tiếp thu những gì diễn ra xung quanh, đặc biệt là bố mẹ, người có ảnh hưởng lớn nhất.

Chính vì vậy, bố mẹ nên chú ý làm gương tốt. Nếu bản thân bố mẹ chỉ nói, nhưng không làm, sẽ khó làm gương cho con. Bởi trẻ thường rất nhạy cảm và có khả năng nhận biết sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động. 

Vì vậy, khi phát hiện trẻ có vấn đề gì, trước tiên bố mẹ nên xem xét bản thân có gặp vấn đề tương tự hay không. Ví dụ, nếu trẻ có thói quen nói dối, bố mẹ cần tự hỏi liệu mình có thường xuyên nói dối trong một số tình huống hay không.

Việc tự đánh giá bản thân không chỉ giúp bố mẹ nhận ra những điểm cần cải thiện, hiểu rõ hơn về cách mà hành vi của mình ảnh hưởng đến trẻ.

Khi bố mẹ nhận ra hành vi cần điều chỉnh, sẽ có thể tạo ra một môi trường tích cực, phương pháp nuôi dưỡng phù hợp hơn.

Điều chỉnh tâm lý của bố mẹ

Khi đối mặt với những vấn đề của trẻ, tâm lý bố mẹ đặc biệt quan trọng. Nhiều phụ huynh có xu hướng rơi vào tâm trạng lo lắng, thiếu kiên nhẫn.

Khi bố mẹ thể hiện sự căng thẳng hoặc thất vọng, trẻ có thể cảm thấy lo lắng, không an toàn và dễ bị tổn thương. Những cảm xúc này làm gia tăng căng thẳng trong gia đình, dẫn đến những hành vi nổi loạn, thu mình lại, hoặc cảm thấy không đủ khả năng đối mặt với khó khăn.

Vì vậy, bố mẹ cũng nên điều chỉnh tâm lý và xử lý các vấn đề của con bằng thái độ ôn hòa, bao dung. Việc giữ bình tĩnh giúp bố mẹ suy nghĩ rõ ràng hơn.

Thái độ ôn hòa cũng giúp trẻ học được cách kiểm soát cảm xúc và giải quyết vấn đề tích cực.

90% bố mẹ dễ dàng bỏ qua 3 điều, cản trở trẻ thành người xuất sắc - 6

Điều chỉnh tâm lý của bố mẹ.

Áp dụng nghệ thuật giao tiếp 

Cách giao tiếp là chìa khóa để giải quyết các vấn đề. Cách tiếp cận cởi mở và khéo léo sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Hãy cởi mở giao tiếp để thấu hiểu nhu cầu bên trong, thay vì đổ lỗi, phàn nàn. Việc đổ lỗi gây tổn thương, làm rạn nứt mối quan hệ, khiến trẻ cảm thấy tách biệt và không được chấp nhận.

Ví dụ, thay vì hỏi "Tại sao con lại làm điều đó?", hãy thử hỏi "Con cảm thấy như thế nào khi điều đó xảy ra?" hoặc "Con nghĩ chúng ta có thể làm gì để cải thiện tình huống này?". Những câu hỏi như vậy giúp trẻ nhận thức rõ hơn về cảm xúc của mình, có cơ hội phát triển tư duy phản biện.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất