Á hậu Vũ Hoàng My kể chuyện đi đẻ: “Đau đến kiệt sức, chỉ sợ con ngạt thở”
Những lời chia sẻ khi đi đẻ và chăm con của Vũ Hoàng My chạm đến trái tim của nhiều người.
Mỗi người mẹ đều yêu con theo cách của riêng mình. 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau để có được công trình tuyệt tác là con, các bà mẹ đã không còn nhớ được chính xác bao nhiêu lần mình phải bật khóc vì lo lắng rồi mong chờ hạnh phúc ngày gặp con lần đầu. Đặc biệt với những người có hành trình có con vất vả như Á hậu Vũ Hoàng My thì lại càng nhiều cảm xúc hơn.
Vũ Hoàng My rạng rỡ trong giai đoạn mang thai.
Hoàng My từng chia sẻ rằng cô vốn bỏ ý định làm mẹ từ lâu vì sợ túi nước lớn trong ổ bụng từng phẫu thuật sẽ chèn ép em bé, gây nguy hiểm tính mạng cho mẹ và con. Vậy cho nên sự có mặt của bé Ayla (tên con gái Vũ Hoàng My) ngày hôm nay là trái ngọt mà nàng Á hậu đã ấp ủ mong ước suốt một thời gian dài.
Vũ Hoàng My chia sẻ ảnh của con gái Ayla.
Nói về hành trình mang thai và sinh con của mình, tối qua, nhân “Ngày của Mẹ”, Hoàng My đã có những lời tâm sự chạm đến trái tim của nhiều người. Nàng hậu cho biết, “chỉ khi có con rồi con mới hiểu, sự hi sinh, đau đớn, mệt mỏi của mẹ, mẹ chẳng bao giờ kể, chẳng bao giờ than, chẳng bao giờ đòi trả lại thứ gì…”.
Chia sẻ về khoảnh khắc đi đẻ của mình, Vũ Hoàng My viết: “Khi sinh con rất đau, đau từng cơn không đau gì sánh bằng. Mở 10cm và những cơn rặn đến kiệt sức, những cơn rặn cuối cùng vừa rặn, vừa khóc, chỉ sợ con ngạt thở. Rồi hạnh phúc vỡ oà khi thấy con chào đời… Nhưng đó chỉ là bắt đầu của một cuộc chạy nước rút không biết bao giờ kết thúc”.
Có thể thấy những trải nghiệm khi “vượt cạn” của Hoàng My cũng là nỗi lòng của nhiều bà mẹ lựa chọn sinh thường trên thế giới này. Từng có một nghiên cứu cho biết phụ nữ đẻ thường, người mẹ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc. Con số này đã cho thấy sức chịu đựng của phụ nữ thật là phi thường! Nó cũng có nghĩa là, nếu bạn không sinh con, thì cả cuộc đời bạn sẽ không có trải nghiệm cơn đau nào tương tự như thế.
Đau đớn khi sinh con là vậy, đến khi trở thành mẹ thì đôi lúc Võ Hoàng My cũng quên luôn nỗi đau đó để dành thời gian chăm sóc con. “Khi chăm con mệt đến kiệt quệ cùng với cái đau của vết may, máu và dịch chảy cả tháng, đứng ngồi đều rất đau, nhưng con khóc vẫn bế con đứng lên ngồi xuống liên tục. Bầu ngực nhói, rát, căng tức, rướm máu, uống viên giảm đau, bôi chút kem màu lành vết thương rồi vẫn cho con bú tiếp. Không bao giờ ngủ đủ, ăn vội ăn vàng nhét những thứ có thể vào bụng chỉ mong đủ sữa cho con bú”. Á Hậu Vũ Hoàng My trải lòng.
Vũ Hoàng My chia sẻ hạnh phúc khi được làm mẹ.
Mặc dù mới chỉ bắt đầu hành trình làm mẹ một tháng nhưng sự bận rộn qua lời kể của bà mẹ một con giống như một bức tranh miêu tả chân thật về “nghề làm mẹ”. “Khi con ngủ mẹ tranh thủ thu thu gom gom dọn dọn sữa, tả, quần áo, hấp bình sữa… Người thì lúc nào cũng lạnh, yếu ớt, muốn bệnh nhưng không cho phép mình bệnh vì ai chăm con, sợ lây cho con… Đầu tóc thì bù xù, mặt mày phờ phạc, quần áo lúc nào cũng không dính sữa thì dính phân của con”. Có lẽ không ít bà mẹ sắp và đang có con phải rơi nước mắt sau khi đọc những lời chia sẻ “thấu tận tâm can” của Vũ Hoàng My.
Người mẹ sau sinh phải làm gì để vượt qua sự bận rộn khi chăm sóc con?
Sau sinh, cuộc sống của người mẹ thường trở nên bận rộn và đầy thách thức khi phải chăm sóc con. Dưới đây là một số gợi ý giúp vượt qua sự bận rộn trong thời gian chăm sóc con:
- Tạo một lịch trình linh hoạt: Thử tạo ra một lịch trình linh hoạt để phù hợp với nhu cầu của bạn và con. Sắp xếp thời gian cho việc ngủ, ăn uống, chăm sóc cá nhân và các hoạt động khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bé sơ sinh có thể không tuân thủ lịch trình một cách chính xác, vì vậy hãy linh hoạt và sẵn lòng thay đổi kế hoạch khi cần thiết.
- Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Nhận sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè. Họ có thể giúp bạn trong việc chăm sóc con, nấu nướng, làm việc nhà hoặc thậm chí chỉ đơn giản là cung cấp sự hỗ trợ tinh thần. Đừng ngại để người khác giúp đỡ bạn trong giai đoạn này.
- Chia sẻ trách nhiệm với chồng: Đừng quên chia sẻ trách nhiệm và công việc với chồng mình. Cùng nhau tạo ra một kế hoạch chăm sóc con và chia sẻ việc thay tã, cho bú... Điều này giúp giảm bớt áp lực và mang lại sự cân bằng trong cuộc sống gia đình.
- Tạo thói quen chăm sóc bản thân: Dành thời gian chăm sóc bản thân là rất quan trọng. Hãy tìm cách để thư giãn và tái tạo năng lượng như tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc yêu thích hoặc tham gia vào một hoạt động giải trí. Đừng quên ăn uống đủ, nghỉ ngơi khi bé ngủ và thực hiện các bài tập thể dục đơn giản để duy trì sức khỏe.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng: Tham gia các nhóm hỗ trợ cho các bà mẹ hoặc các cộng đồng trực tuyến để chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm lời khuyên và nhận được sự hỗ trợ từ những người khác đang trải qua cùng một giai đoạn.
- Đặt ưu tiên và đơn giản hóa: Hãy nhớ rằng không phải mọi việc đều phải hoàn hảo. Hãy đặt ưu tiên vào những nhiệm vụ quan trọng nhất và đơn giản hóa những gì bạn có thể. Đừng tự áp lực quá mình và hãy nhớ rằng bạn đang làm việc hết sức để chăm sóc con yêu thương của mình. Quan trọng nhất, hãy nhớ rằng việc vượt qua sự bận rộn khi chăm sóc con không phải là một cuộc đua. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc đáng quý và không quên chăm sóc bản thân sau khi sinh.
Bình luận