Bố mẹ có nên giữ quan niệm nuôi con để báo hiếu? Chuyên gia mách cách dạy trẻ sống biết ơn trọn vẹn

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đưa ra lời khuyên hữu ích, xoay quanh vấn đề có nên "Nuôi con để báo hiếu bố mẹ"?

Trong nhiều nền văn hóa, khái niệm "nuôi con để báo hiếu" đã trở thành một phần quan trọng trong quan niệm giáo dục và nuôi dạy trẻ. Tư tưởng này không chỉ liên quan đến việc bố mẹ kỳ vọng vào sự đền đáp từ con sau này, mà còn phản ánh một giá trị văn hóa sâu sắc về lòng biết ơn và trách nhiệm trong mối quan hệ gia đình. Tuy nhiên, liệu việc nuôi dạy trẻ với mục đích này có thực sự là một phương pháp hiệu quả và tích cực hay không?

Trước hết, nuôi con để báo hiếu có thể được hiểu là việc bố mẹ giáo dục con với hy vọng rằng sẽ ghi nhớ và biết ơn những hy sinh của bố mẹ trong quá trình lớn lên. Điều này giúp xây dựng một mối quan hệ gắn bó và bền chặt trong gia đình, nơi mà lòng biết ơn được thể hiện qua hành động và sự chăm sóc lẫn nhau.

Bố mẹ có nên giữ quan niệm nuôi con để báo hiếu? Chuyên gia mách cách dạy trẻ sống biết ơn trọn vẹn - 1

Ảnh minh họa.

Hơn nữa, việc dạy trẻ về lòng biết ơn có thể giúp phát triển những phẩm chất tốt đẹp như sự tôn trọng, trách nhiệm và lòng trung thành. Những trẻ được dạy rằng việc báo hiếu là một phần quan trọng trong cuộc sống, có khả năng trở thành những người có trách nhiệm hơn trong mối quan hệ xã hội và gia đình.

Tuy nhiên, bên cạnh điểm tích cực, việc nuôi con để báo hiếu cũng tiềm ẩn những thách thức và hệ lụy. Một trong những rủi ro lớn nhất là  tạo ra áp lực quá mức cho trẻ. Khi trẻ cảm thấy rằng chúng phải "trả ơn" bố mẹ bằng những thành tựu cụ thể, điều này có thể dẫn đến căng thẳng và lo âu, làm giảm khả năng sáng tạo và tự do trong việc theo đuổi ước mơ cá nhân.

Hơn nữa, nếu bố mẹ quá chú trọng vào việc báo hiếu, điều này có thể khiến trẻ cảm thấy thiếu tự do trong việc định hình cuộc sống của chính mình. Trẻ có thể trở nên phụ thuộc vào mong đợi, thay vì phát triển theo cách riêng của mình. Nếu không có định hướng đúng đắn, sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ, vô tình tạo ra những rạn nứt trong mối quan hệ gia đình khi trẻ không thể đáp ứng được kỳ vọng.

Bố mẹ có nên giữ quan niệm nuôi con để báo hiếu? Chuyên gia mách cách dạy trẻ sống biết ơn trọn vẹn - 2

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Bố mẹ có nên giữ quan niệm nuôi con để báo hiếu? Chuyên gia mách cách dạy trẻ sống biết ơn trọn vẹn - 3

Hiện nay nhiều phụ huynh vẫn giữ quan điểm "Nuôi con lớn lên để báo hiếu", vậy chuyên gia nghĩ bố mẹ sinh con ra có nên mặc định đứa trẻ lớn lên phải nuôi mình?

Ở vấn đề này việc mặc định nuôi con lớn lên để báo hiếu là không nên. Tuy nhiên, câu chuyện này là suy nghĩ truyền thống, xuất phát từ việc muốn đầu tư để khi con lớn lên, bố mẹ về già có người chăm sóc, nuôi dưỡng.

Lối tư duy này đã rất lâu đời, ăn sâu vào văn hóa, lối sống. Tuy nhiên, ngày nay người Việt đã cởi mở để đón nhận nền văn hóa, tư duy mới từ Phương Tây, hay các nước tiên tiến khác, vì vậy lối tư duy trên không còn phổ biến hoàn toàn. Cho nên, bản thân chuyên gia tin rằng, bố mẹ sinh con và tư tưởng lớn lên con phải nuôi mình là quan điểm cần được xem xét lại. Bởi việc con "phải" có hiếu với bố mẹ là điều chắc chắn, xuất phát từ quy luật và đạo đức trong cuộc sống.

Tuy nhiên, cách thể hiện báo hiếu của con không chỉ thể hiện từ việc nuôi dưỡng, mà còn có nhiều cách khác tùy vào mức độ sống, hoàn cảnh của từng gia đình.

Bố mẹ có nên giữ quan niệm nuôi con để báo hiếu? Chuyên gia mách cách dạy trẻ sống biết ơn trọn vẹn - 4

Trẻ em có thể gặp phải những áp lực gì khi cảm thấy phải "trả ơn" bố mẹ? Có những nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ giữa lòng biết ơn và sức khỏe tâm lý của trẻ?

Điều đầu tiên trẻ nhận thấy áp lực là bố mẹ nuôi mình có điều kiện, trường hợp sau này bản thân không thể "trả ơn", bố mẹ sẽ không yêu thương con nữa. Thứ hai, trẻ cảm thấy bản thân tự ti về vấn đề nào đó, dần phát sinh nỗi sợ phải trả ơn bố mẹ như thế nào. Tùy theo từng độ tuổi, trẻ sẽ có những áp lực khác nhau.

Hiện nay có nhiều nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lý học tích cực được chứng minh rằng, khi trẻ được nuôi dưỡng lòng biết ơn, sức khỏe tinh thần rất tốt. Việc trẻ viết nhật ký biết ơn mỗi ngày và thường xuyên, sẽ giúp cải thiện sức khỏe tâm lý tốt.

Tuy vậy, câu chuyện biết ơn và nỗi sợ phải "trả ơn" là hai khía cạnh khác nhau. Ví dụ, khi bố mẹ tăng con món quà, hay bữa ăn ngon, trẻ cảm thấy biết ơn, sẽ mang đến năng lượng tích cực. Nhưng sau đó, bố mẹ kèm thêm câu nói "Bố mẹ tốt với con, sau này con phải đi làm để mua bố mẹ món đồ ăn ngon hơn bây giờ" hay "Con phải đưa bố mẹ đi du lich" ... điều này vô tình khiến trẻ hình thành nỗi sợ, bố mẹ không dành tình yêu thương vô điều kiện cho mình, mà sau này bản thân phải "trả ơn" lại.

Bố mẹ có nên giữ quan niệm nuôi con để báo hiếu? Chuyên gia mách cách dạy trẻ sống biết ơn trọn vẹn - 5

Bố mẹ nên làm gì để nuôi dưỡng lòng biết ơn cho con, biết báo hiếu bố mẹ đơn giản mà ý nghĩa?

Bố mẹ nên dạy con lòng biết ơn, nghĩa vụ đối với gia đình. Không nhất thiết, bố mẹ phải đưa ra điều kiện là sau này phải nuôi bố mẹ. Vậy rõ ràng lòng biết ơn cần được nuôi dưỡng.

Đầu tiên, bố mẹ nên làm gương, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà nội, ngoại. Tùy theo hoàn cảnh, bố mẹ có thể cân nhắc đón ông bà về nuôi dưỡng, hoặc nếu điều kiện không cho phép, bố mẹ có thể dành sự quan tâm về vật chất, cử chỉ yêu thương. Từ đó, trẻ nhìn thấy hành động của bố mẹ và học theo.

Thứ hai, bố mẹ cần thể hiện rõ, bản thân hạnh phúc khi con thể hiện lòng biết ơn. Thậm chí, bố mẹ cũng cần thể hiện nỗi buồn khi nhìn thấy con vô ơn. 

Tiếp theo, bố mẹ cùng con tham gia các chương trình, hoạt động liên quan đến lòng biết ơn. Ví dụ, cùng trẻ tham gia chương trình bảo vệ môi trường, để biết ớn thiên nhiên, hay chương trình đến nghĩa trang dọn dẹp vệ sinh vào ngày 27/7 để nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ. Hay cách đơn giản hơn là cùng trẻ chuẩn bị phần quà cho ngày 20/11, bố mẹ cũng có thể dạy trẻ cách tiết kiệm tiền để chuẩn bị các món quà ý nghĩa trong ngày gia đình, ngày của mẹ... Nhằm giúp trẻ hiểu rằng, trong cuộc sống chúng ta nên cảm ơn những người đã đối xử tốt với mình.

Bố mẹ có nên giữ quan niệm nuôi con để báo hiếu? Chuyên gia mách cách dạy trẻ sống biết ơn trọn vẹn - 6

Làm thế nào để trẻ có thể cân bằng giữa việc báo hiếu với ước mơ và cuộc sống cá nhân của mình?

Việc trẻ báo hiếu với ước mơ và cuộc sống cá nhân không nhất thiết phải liên quan với nhau. Vậy bố mẹ nên hướng dẫn trẻ thế nào?

Bố mẹ nên giúp trẻ hiểu rằng, khi bản thân thực hiện đúng ước mơ của mình sẽ tạo nên cuộc sống ý nghĩa hơn. Và trẻ có thể tạo nên đời sống cá nhân hạnh phúc, đó chính là lúc con báo hiếu.

Bố mẹ nên hạn chế việc áp đặt trẻ thực hiện mong ước của mình, ví dụ trước đây bố mẹ không thể làm bác sĩ, nên sau này con phải học giỏi để làm bác sĩ để báo hiếu bố mẹ, Thực tế, đây là quan niệm sai lầm, thiếu sự tôn trong.

Hãy giúp trẻ hiểu rằng, bản thân cần sống một cách tốt đẹp, không ngừng cố găng, hiểu rõ năng lực bản thân và tập trung vào điểm mạnh, mong ước phù hợp, để phát triển bản thân tốt.

Hãy dạy trẻ biết nhớ ơn về công dưỡng dục, dẫn dắt của bố mẹ, bắt đầu từ những điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.

Tóm lại, khi bản thân trẻ được sống hạnh phúc ý nghĩa, có ích cho gia đình và xã hội, đó là cách trẻ báo hiếu bố mẹ tốt.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Mỹ: Siêu bão Milton chạm ngưỡng cực đại của bão trên Trái đất, Florida đối mặt thảm họa

Mỹ: Siêu bão Milton chạm ngưỡng cực đại của bão trên Trái đất, Florida đối mặt thảm họa

Siêu bão Milton, một trong những cơn bão mạnh nhất lịch sử ở Vịnh Mexico, đã đạt tới ngưỡng cực đại của bão trên Trái đất với sức gió giật có lúc lên tới hơn 320 km/giờ. Bang Florida của Mỹ có thể đối mặt thảm họa khi các nhà khí tượng cảnh báo về sức tàn phá khủng khiếp mà siêu bão có thể gây ra.

Triển lãm Sách chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô giới thiệu hơn 500 tư liệu quý hiếm

Triển lãm Sách chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô giới thiệu hơn 500 tư liệu quý hiếm

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Tôn vinh những tình yêu lớn dành cho Thủ đô Hà Nội

Tôn vinh những tình yêu lớn dành cho Thủ đô Hà Nội

Chiều 8/10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Giải thưởng năm nay diễn ra vào dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), do đó chương trình trao giải được tổ chức kết hợp với hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống và triển lãm những tác phẩm xuất sắc nhất được đề cử.

Những địa danh sông nước - biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội qua ca dao, tục ngữ

Những địa danh sông nước - biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội qua ca dao, tục ngữ

Thăng Long với nghĩa Rồng bay lên là biểu tượng văn hoá tuyệt đẹp đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam và người Hà Nội từ hơn 1000 năm nay. Biểu tượng này gắn liền với sông nước, trời xanh của Thăng Long – Hà Nội xưa và nay. "Đại Việt sử ký toàn thư" đã ghi rõ rồng bay lên trong khung cảnh có sông nước, có thuyền ngự của vua: “Mùa thu, tháng Bảy năm Canh Tuất (1010) vua từ th