Chăn bảo quản lâu ngày hay “bị hôi, mốc” ghi nhớ 6 nguyên tắc, để cả năm bỏ ra vẫn thơm phức như mới giặt

Khi mùa hè đến cũng là khoảng thời gian các gia đình tiến hành giặt giũ chăn ga, gối đệm đã sử dụng trong suốt mùa đông xuân vừa qua để chuyển sang các bộ chăn gối mùa hè. Vậy cách bảo quản chăn gối thế nào mới thực sự đúng?

Bảo quản chăn gối

Khi thời tiết đã bắt đầu nóng dần lên, đã đến lúc cất gọn những bộ chăn gối dày cộm của mùa đông và chuyển sang dùng thứ gì đó nhẹ nhàng hơn cho mùa hè. Sau đây là một số bước để giúp bạn có thể bảo quản chăn gối dễ dàng, không lo mùi hôi hay ẩm mốc khó chịu.

1. Giặt sạch chăn gối thật kỹ

Trước khi cất chăn gối, điều quan trọng nhất là phải làm sạch nó thật kỹ. Điều này sẽ giúp giúp loại bỏ bụi bẩn hoặc một số chất gây dị ứng có thể tích tụ trong suốt những tháng mùa đông vừa qua. Phần vỏ chăn, vỏ gối bạn hãy đem giặt thật sạch trong máy giặt, trong khi ruột chăn, ruột gối sẽ được mang đi để phơi khô.

Chăn bảo quản lâu ngày hay “bị hôi, mốc” ghi nhớ 6 nguyên tắc, để cả năm bỏ ra vẫn thơm phức như mới giặt - 1

Trong trường hợp chiếc chăn của bạn là loại chăn bông to, hoặc phần ruột bên trong không thể nào tách rời ra được, hãy đem chúng vào trong máy giặt cùng với nước giặt có khả năng tẩy rửa nhẹ nhàng. Tiếp theo tiến hành giặt với chế độ nước nóng để các chất bẩn, vi khuẩn, mùi hôi bên trong được xử lý. Cuối cùng khi đã giặt xong, bạn hãy tiến hành đem phơi khô chiếc chăn như bình thường.

2. Phơi thật khô dưới ánh nắng

Sau khi đã giặt sạch vỏ chăn gối, hãy đem chúng cùng với ruột bên trong đi phơi khô dưới ánh nắng mùa hè. Ánh nắng sẽ giúp loại bỏ mùi hôi và vi khuẩn còn tích tụ bên trong, khiến chăn gối trở nên sạch sẽ hơn.

Chăn bảo quản lâu ngày hay “bị hôi, mốc” ghi nhớ 6 nguyên tắc, để cả năm bỏ ra vẫn thơm phức như mới giặt - 2

3. Gấp gọn đúng cách

Khi chăn gối đã khô và sạch sẽ, bạn hãy gấp gọn chúng lại để chúng không bị biến dạng quá nhiều trong quá trình cất giữ. Đồng thời việc này còn giúp chăn gối lưu giữ mùi hương sau khi giặt được dài lâu hơn.

Chăn bảo quản lâu ngày hay “bị hôi, mốc” ghi nhớ 6 nguyên tắc, để cả năm bỏ ra vẫn thơm phức như mới giặt - 3

4. Cất vào túi để bảo quản

Để bảo vệ chăn gối của bạn khỏi bụi bẩn và côn trùng sau khi giặt xong, hãy cất chúng vào trong túi bảo quản thoáng khí. Tránh sử dụng túi nhựa không được hút chân không, vì chúng có thể giữ hơi ẩm và khiến nấm mốc hình thành bên trong. Sử dụng các loại túi bảo quản bằng vải hoặc túi bảo quản hút chân không là một lựa chọn phù hợp.

Chăn bảo quản lâu ngày hay “bị hôi, mốc” ghi nhớ 6 nguyên tắc, để cả năm bỏ ra vẫn thơm phức như mới giặt - 4

5. Cất vào nơi phù hợp

Khi cất chăn gối, bạn hãy chọn vị trí khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu tới. Một chiếc tủ quần áo hoặc một chiếc thùng đặt ở dưới gầm giường sẽ là một lựa chọn tốt để cất giữ chăn gối. Tránh bảo quản chúng trong môi trường ẩm ướt, bởi vì điều này có thể khiến nấm mốc, vi khuẩn có cơ hội hình thành, làm chăn gối bị mốc và có mùi cực khó chịu.

Chăn bảo quản lâu ngày hay “bị hôi, mốc” ghi nhớ 6 nguyên tắc, để cả năm bỏ ra vẫn thơm phức như mới giặt - 5

6. Kiểm tra túi đựng chăn gối định kỳ

Bạn nên kiểm tra túi đựng chăn gối của mình định kỳ mỗi tháng. Điều này có thể hơi cẩn thận thái quá, nhưng sẽ giúp bạn biết được rằng liệu chăn gối của mình có đang được bảo quản tốt, có đang bị côn trùng tấn công hay không. Nhờ đó bạn sẽ có được bộ chăn gối thơm tho, sạch sẽ hoàn hảo cho mùa đông cuối năm.

Bảo quản đệm

Bên cạnh chăn gối, đệm cũng là thứ mà chúng ta cần mang đi làm sạch rồi bảo quản khi mùa hè tới. Tuy nhiên hiện nay có nhiều loại đệm khác nhau như đệm lò xo, đệm cao su, đệm bông ép,... Vì vậy cách bảo quản cho từng loại đệm này sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn qua từng bước sau đây.

1. Làm sạch đệm

Đối với các loại đệm nói chung, phần vỏ bọc bên ngoài sẽ được mang đi giặt sạch sẽ tương tự như với vỏ chăn, vỏ gối. Sau đó hãy sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn còn bám lại trên mặt đệm trước khi tiến hành làm sạch phần còn lại. Nếu như máy hút bụi không thể làm sạch được hết bụi bẩn của đệm, hãy mang nó ra ngoài sân rồi dùng một chiếc gậy để đập đều cả hai mặt đệm. Điều này sẽ giúp bụi bẩn còn sót lại bay ra hết, sau cùng hút bụi lại lần nữa sẽ giúp đệm sạch sẽ hoàn toàn. Cách làm này áp dụng được cho tất cả các loại đệm.

Chăn bảo quản lâu ngày hay “bị hôi, mốc” ghi nhớ 6 nguyên tắc, để cả năm bỏ ra vẫn thơm phức như mới giặt - 6

Trong trường hợp phần mặt đệm có dính vết ố bẩn cần làm sạch, bạn có thể sử dụng một số loại chất tẩy rửa nhẹ nhàng và an toàn cho đệm, hoặc dùng baking soda trộn với dấm cùng nước nóng để làm sạch mặt đệm dễ dàng. Cuối cùng sau khi vệ sinh mặt đệm xong, hãy đem phơi đệm cho khô ráo.

2. Phơi khô dưới ánh nắng

Đệm sau khi được làm sạch và không còn bụi bẩn, hãy mang nó đi phơi thật khô ráo dưới trời nắng. Điều này sẽ giúp mùi hôi và ẩm mốc không còn tích tụ trên đệm. Tuy nhiên không phải loại đệm nào cũng có thể phơi trực tiếp dưới nắng, riêng đệm cao su và đệm lò xo chỉ nên được phơi khô ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu đến để không làm hỏng kết cấu của đệm.

Chăn bảo quản lâu ngày hay “bị hôi, mốc” ghi nhớ 6 nguyên tắc, để cả năm bỏ ra vẫn thơm phức như mới giặt - 7

3. Cất đệm vào túi để bảo quản

Sau khi đã phơi khô đệm trong nhiều ngày, hãy cất chúng vào trong túi để bảo quản. Đệm nên được cất vào trong túi nilon dày hoặc túi bọc đệm bằng nhựa thoáng khí. Điều này sẽ giúp đệm không bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, cũng như ngăn ngừa côn trùng, ẩm mốc có thể làm ảnh hưởng. Từ đó giúp đệm sạch sẽ và không có mùi khó chịu khi sử dụng vào lần tiếp theo.

Chăn bảo quản lâu ngày hay “bị hôi, mốc” ghi nhớ 6 nguyên tắc, để cả năm bỏ ra vẫn thơm phức như mới giặt - 8

4. Cất đệm vào nơi phù hợp

Tương tự như chăn gối, bạn nên cất đệm ở những nơi thoáng mát, khô ráo và không ẩm ướt. Từ đó chiếc đệm của bạn sẽ sạch sẽ, an toàn và không lo bị mùi hôi khó chịu.

5. Kiểm tra túi đựng đệm định kỳ

Thỉnh thoảng kiểm tra túi đựng đệm của bạn để biết rằng chúng không bị côn trùng tấn công hay bị ẩm mốc ảnh hưởng.

Một số lưu ý trong quá trình bảo quản chăn đệm

Sau đây là một số điều mà bạn cần lưu ý trong quá trình bảo quản, giặt giũ chăn đệm khi mùa hè đến:

- Nếu vỏ chăn, gối, đệm của bạn bị ố bẩn lâu ngày, đừng giặt chúng với nước lạnh mà hãy giặt với nước nóng. Nhớ rằng nước nóng cần phải có nhiệt độ phù hợp với chất liệu vỏ chăn gối mà bạn đang sử dụng.

- Phơi chăn đệm dưới ánh nắng Mặt Trời là cách hiệu quả để khử mùi hôi và ẩm mốc. Cứ 2 - 3 tháng một lần, hãy tiến hành phơi chăn đệm nhé. Ngoài ra không phải loại đệm nào cũng có thể phơi trực tiếp dưới ánh nắng.

- Đối với các loại chăn kích thước lớn không nhét vừa trong máy giặt, bạn hãy nên giặt tay với nước giặt có khả năng tẩy rửa tốt và không gây hại cho chất liệu của chăn.

- Khi phơi khô chăn đệm, hãy bảo quản chúng trong túi nilon, túi hút chân không hoặc các túi đựng dày dặn, chắc chắn. Điều này sẽ giúp chăn đệm không bị ẩm mốc và côn trùng tấn công.

LONG NGUYỄN

Tin liên quan

Tin mới nhất

Gợi ý 100+ ý  tưởng tên gọi ở nhà cho bé gái 2025 độc nhất và đáng yêu

Gợi ý 100+ ý tưởng tên gọi ở nhà cho bé gái 2025 độc nhất và đáng yêu

Sự sáng tạo trong việc đặt tên cho các bé gái 2025 không chỉ dừng lại ở những cái tên truyền thống mà còn mở ra một thế giới phong phú với nhiều ý tưởng mới lạ và đáng yêu. Tên gọi ở nhà cho bé gái không chỉ là một cách để thể hiện tình yêu thương mà còn mang đến những kỷ niệm ngọt ngào cho cả gia đình.

Đặt tên con hợp tuổi bố mẹ nên hay không nên?

Đặt tên con hợp tuổi bố mẹ nên hay không nên?

Đặt tên con hợp tuổi bố mẹ hiện đang được nhiều gia đình áp dụng do tên gọi thể hiện mong muốn con có được vận số tốt đẹp, cuộc sống an yên và thuận lợi. Tuy nhiên, liệu cách đặt tên cho con này có nên không, cha mẹ nên tìm hiểu kĩ hơn nhé.

Đặt tên tiếng Anh cho bé trai đơn giản, ngắn gọn, ý nghĩa nhất

Đặt tên tiếng Anh cho bé trai đơn giản, ngắn gọn, ý nghĩa nhất

Việc đặt tên tiếng Anh cho bé trai hiện nay được rất nhiều cha mẹ áp dụng. Tên tiếng Anh cho bé thường có thể dùng để làm biệt danh hoặc giúp các bé dễ dàng giao tiếp cùng với các bạn bè quốc tế. Sau đây là những tên tiếng Anh cho bé trai hay, đơn giản, ý nghĩa cha mẹ có thể tham khảo để đặt cho các bé yêu nhà mình.

Khám phá tên tiếng Anh cho bé gái dễ thương và ý nghĩa nhất

Khám phá tên tiếng Anh cho bé gái dễ thương và ý nghĩa nhất

Hiện nay, bên cạnh việc đặt tên cho con gái theo tiếng Việt thì nhiều bố mẹ còn lựa chọn đặt tên tiếng Anh cho bé gái. Tuy nhiên, giữa muôn vàn tên gọi khác nhau, để có thể tìm được một tên vừa đẹp vừa hay lại ý nghĩa hoàn toàn không phải điều dễ dàng.

Đi vẽ - Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ

Đi vẽ - Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ

“Đi vẽ - Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ” – là 70 đoạn ghi chép kèm theo gần 70 bức tranh phong cảnh được in màu toàn bộ trên giấy C120 của Họa Sĩ Trịnh Lữ trong hơn một trăm ngày đạp xe đi vẽ phong cảnh trên đất Mỹ.