Chồng tôi tuyên bố “đàn ông không làm việc nhà”, nhờ tiếng “hắng giọng” phía sau mà anh vội thay đổi thái độ

Mọi việc từ bếp núc, chăm con cái đều một mình tôi gánh vác. Tôi làm như 1 cái máy, còn chồng cứ thản nhiên ngồi xem tivi, chơi điện tử, đợi tới bữa vợ mời vào ăn.

Chồng tôi vô tâm, ích kỷ lắm. Tuy cưới đã 5 năm nhưng chưa bao giờ anh nấu được cho vợ một bữa cơm, rửa giúp vợ cái bát hay đơn giản là cầm chổi quét nhà đỡ vợ. Lúc nào anh cũng mang suy nghĩ, việc nhà là của đàn bà nên mỗi khi vợ nhờ việc, anh sẽ bảo:

“Đàn ông đeo tạp dề, cầm chổi để thiên hạ cười vào mặt à?”.

Vậy là mọi việc từ bếp núc, chăm con cái đều một mình tôi gánh vác. Ngày nào cũng thế, đi làm về dựng được xe vào sân là tất bật làm như 1 cái máy. Ngược lại chồng cứ thản nhiên ngồi xem tivi, chơi điện tử, đợi tới bữa vợ mời vào ăn.

Sự gia trưởng, bảo thủ của anh hầu như ai trong gia đình cũng nhận ra. Mẹ anh nhiều lần khuyên nhủ con trai:

“Vợ con đi làm về vất vả, con phải thương mà chung tay đỡ nó việc nhà. Đừng lúc nào cũng đùn hết mọi việc cho nó”.

Nhưng chồng tôi chẳng để vào tai. Bà giận quay sang “mách nước” con dâu:

“Chồng đã ích kỷ thế, con cứ chia rõ ràng công việc ra. Việc ai người ấy làm, nó không làm thì con cũng không việc gì phải chăm sóc cơm nước, nó ăn ở đâu thì ăn. Quần áo cũng không việc gì phải giặt cho”.

Chồng tôi tuyên bố “đàn ông không làm việc nhà”, nhờ tiếng “hắng giọng” phía sau mà anh vội thay đổi thái độ - 1

Mẹ chồng thương tôi, hay mách nước cho tôi cách trị chồng mà tôi không làm được. (Ảnh minh họa)

Cách đây vài tháng, cả 2 con đều ốm, mình tôi chăm sóc, chồng không chút ngó ngàng, quan tâm. Viện lý do chăm con là thiên chức của đàn bà nên anh mặc cho tôi vật lộn với 2 đứa. Tới khi chúng khỏi ốm thì tôi đổ bệnh vì kiệt sức.

Đêm tôi sốt 40 độ, giục chồng dậy lấy thuốc cho uống. Anh ngái ngủ, gắt:

“Thuốc của em, anh làm sao biết được”.

Nói xong anh lăn ra ngủ tiếp. Sáng hôm sau anh dậy đi làm, không hỏi vợ nửa lời xem có đỡ ốm không. Chiều tan làm lại đi đá bóng tới 8h tối, để vợ tự nấu nướng. Anh vẫn nghiễm nhiên ngồi vào mâm đợi vợ cơm bưng phục vụ.

 Lúc ăn xong, tôi nhờ chồng:

“Nay em mệt quá, anh rửa bát giúp vợ nhé”.

 Ai ngờ anh đập bàn, trợn mắt quát:

“Cô giỏi rồi, giờ ăn xong còn dám sai cả chồng rửa bát. Tôi còn phải nói với cô bao nhiêu lần nữa. Việc nhà không phải của đàn ông. Cô không rửa được, để tôi đập”.

Mệt mỏi tới kiệt sức, tôi lẳng lặng đứng lên không muốn cãi vã thêm với chồng. May sao đúng lúc đó mẹ chồng tôi sang. Chẳng là bà biết tin con dâu ốm nên sốt ruột sang thăm, lại bắt gặp ngay cảnh con trai ngang ngược. Bà hắng giọng 1 tiếng khiến anh giật mình, rồi đi luôn vào trong, chỉ thẳng tay mắng con trai:

Chồng tôi tuyên bố “đàn ông không làm việc nhà”, nhờ tiếng “hắng giọng” phía sau mà anh vội thay đổi thái độ - 2

Mẹ chồng thấy con trai đang quát con dâu liền đi vào dạy dỗ anh một trận ra trò. (Ảnh minh họa)

“Giỏi anh đập luôn mâm bát đĩa này trước mặt tôi xem nào? Anh là chồng mà ích kỷ, vô tâm thế à? Anh nói việc nhà không phải của đàn ông. Vậy anh cho mẹ biết, đàn ông phải làm việc gì cho đáng mặt? Là ăn xong ngồi gác chân xem tivi, chơi điện tử, đá bóng, ngồi trà đá vỉa hè mới oai hả?

Con nhìn người ta đi, họ làm giám đốc, làm ông này ông kia, ra ngoài hô mưa gọi gió, đứng trên bao người, về nhà vẫn nấu cơm, quét nhà, cùng vợ chăm con. Những người ấy mới đáng nể. Còn dạng đàn ông chỉ ngồi không, mặc vợ nai lưng làm hết mọi việc thì vứt.

Con phải biết rằng, đàn ông hơn nhau ở việc có làm được chỗ dựa cho gia đình hay không? Thiên hạ chỉ cười những kẻ sống vô trách nhiệm với gia đình, không ai cười những người sống hết lòng vì vợ con”.

Nghe mẹ nói, chồng tôi mặt đỏ gay, không dám nói lại lời nào. Còn bà mắng con trai té tát xong liền nắm tay con dâu, nhẹ nhàng giục:

“Con ốm, về phòng nghỉ đi, để bát đũa nhà cửa cho chồng dọn. Nó không dọn thì từ mai cho nó nhịn. Mẹ cấm con động chân, động tay vào việc gì cho tới khi khỏi ốm”.

Vậy là chồng tôi phải ngoan ngoãn đứng dậy đi rửa bát, dọn nhà. Sau hôm ấy anh cũng bớt gia trưởng hơn, đi làm về biết phụ vợ chăm con, thi thoảng còn chủ động vào bếp. Được như vậy tôi cũng đỡ vất vả đi vài phần.

Lương Uyên

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về