Con bé tí được ví là “lộc trời”, đến mùa dân mang rổ ra vớt, bán 600.000đ/rổ, đổ tất vào lọ thành món đặc sản

Loại cá này tuy nhỏ nhưng có võ, nấu món gì cũng ngon, người Huế đem chế biến đơn giản cũng được món đặc sản.

Loại cá được nhắc đến là cá rò, con cá có kích thước nhỏ bé thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 hàng năm tại vùng biển miền Trung, nhất là Thừa Thiên - Huế.

Con bé tí được ví là “lộc trời”, đến mùa dân mang rổ ra vớt, bán 600.000đ/rổ, đổ tất vào lọ thành món đặc sản - 1

Con này có đầu nhỏ, thân giống hình thoi, phần bụng có màu trắng bạc. Mùa cá rò không kéo dài thường chỉ có 1 tháng trong năm nên cứ đến mùa người dân lại rủ nhau mang rổ đi vớt.

Cá rò tuy nhỏ nhưng mỗi lần vớt được rất nhiều, người ta cũng sẽ bán theo rổ thay vì theo cân như thông thường. Trung bình, mỗi rổ cá rò người dân thu được từ 400.000đ - 600.000đ, ước tính kiếm khoảng 1 triệu đồng/ngày. Vì thu nhập cao nên họ ví cá rò như “lộc trời” ban cho.

Con bé tí được ví là “lộc trời”, đến mùa dân mang rổ ra vớt, bán 600.000đ/rổ, đổ tất vào lọ thành món đặc sản - 2

Thịt cá rò chắc, ngọt lại giàu dinh dưỡng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong cá rò có chứa hàm lượng lớn các protein, omega-3, vitamin, khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, loại cá này cũng có lượng dầu cao giúp mắt thêm sáng khỏe.

Con bé tí được ví là “lộc trời”, đến mùa dân mang rổ ra vớt, bán 600.000đ/rổ, đổ tất vào lọ thành món đặc sản - 3

Không chỉ cho giá trị dinh dưỡng cao, cá rò còn có thể chế biến được nhiều món ngon. Ngoài nấu canh người ta còn mang đi làm mắm cá rò - một món đặc sản trứ danh của xứ Huế. Hương vị mắm nồng đậm làm nước chấm thịt luộc, rau củ hoặc trộn cùng với bún đều ngon hết ý.

MẮM CÁ RÒ

Nguyên liệu

- Cá rò.

- Ớt tươi.

- Tỏi.

- Đường.

- Muối ăn.

Cách làm

1. Cá rò bạn chọn những con cá tươi, lớp vảy óng ánh và toàn thân còn nguyên vẹn. Nên mua lúc người dân vừa bắt lên sẽ đảm bảo được độ tươi, ngon.

Con bé tí được ví là “lộc trời”, đến mùa dân mang rổ ra vớt, bán 600.000đ/rổ, đổ tất vào lọ thành món đặc sản - 4

2. Đem cá rò đi rửa qua vài lần với nước cho sạch rồi đổ vào một chiếc thau. Từ từ rắc muối ăn lên trên. Với 1.2kg cá tươi bạn cần sử dụng chừng 200g muối là được. Dùng tay trộn thật đều cho cá ngấm muối.

Con bé tí được ví là “lộc trời”, đến mùa dân mang rổ ra vớt, bán 600.000đ/rổ, đổ tất vào lọ thành món đặc sản - 5

3. Lần lượt cho cá rò đã trộn muối vào trong hũ thủy tinh hoặc vại sành, sứ rồi đậy nắp lại, ủ trong vòng 30 ngày.

Con bé tí được ví là “lộc trời”, đến mùa dân mang rổ ra vớt, bán 600.000đ/rổ, đổ tất vào lọ thành món đặc sản - 6

4. Khi đã ủ cá đủ thời gian, bạn cho cá ra thau đã được rửa sạch, lau khô rồi thêm tỏi và ớt xay cùng với 400g đường. Trộn thật đều để cá và các loại gia vị quyện vào nhau sau đó cho cá vào hũ, đậy nắp ăn dần.

Con bé tí được ví là “lộc trời”, đến mùa dân mang rổ ra vớt, bán 600.000đ/rổ, đổ tất vào lọ thành món đặc sản - 7

5. Mắm cá sau khi ủ đủ ngày là có thể ăn được. Bạn dùng thìa khô, sạch múc mắm cá ra bát và thưởng thức. Mắm cá rò làm rất dễ mà hương vị lại vô cùng thơm ngon.

Để thưởng thức mắm cá ngon tròn vị bạn nhớ thêm vào đây 1 chút đường, tỏi ớt băm, nước cốt chanh sau đó khuấy đều lên. Mắm cá rò dùng để chấm thịt lợn, trộn bún hoặc chấm rau củ luộc đều cực kỳ thơm ngon.

Con bé tí được ví là “lộc trời”, đến mùa dân mang rổ ra vớt, bán 600.000đ/rổ, đổ tất vào lọ thành món đặc sản - 8

Mắm cá thành phẩm có màu sắc bắt mắt, khi ăn bạn cảm nhận rõ vị ngọt, cay tê đầu lưỡi, mùi thơm lừng khiến bạn khó lòng dừng đũa.

Con bé tí được ví là “lộc trời”, đến mùa dân mang rổ ra vớt, bán 600.000đ/rổ, đổ tất vào lọ thành món đặc sản - 9

Mắm cá sau khi ủ xong phải bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời. Để giữ cho mắm cá có hương vị thơm ngon và thời gian bảo quản lâu hơn bạn có thể cất hũ mắm trong ngăn mát của tủ lạnh.

Ngoài ra, những người bụng dạ yếu hoặc đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì không nên ăn các loại mắm để tránh tình trạng sức khỏe giảm sút hơn.

Đặng Giang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy