Con trai 14 tuổi cao 1m7 vẫn ngủ cùng bố mẹ và hậu quả khiến anh chị khó lường
Dù đã 14 tuổi, cao 1m76 và nặng 70kg, nhưng con trai của chị Trần vẫn không chịu ngủ riêng.
Mặc dù các chuyên gia luôn khuyến cáo việc nên cho trẻ em ngủ riêng để rèn tính tự lập, song hầu hết các bà mẹ đều lo sợ con đói, con lạnh hay giật mình tỉnh giấc trong đêm, nên chuyện con ngủ chung giường cùng bố mẹ là chuyện hết sức bình thường. Và khi con bắt đầu lên 3 lên 5 tuổi thì sẽ tập cho con ngủ riêng để vừa tốt cho trẻ, vừa đảm bảo sự riêng tư cho bố mẹ. Song, trên thực tế không phải bà mẹ nào cũng chịu đựng được sự chia xa con như thế.
Sau mấy năm lấy chồng và chạy chữa, cuối cùng chị Trần (sống ở Trung Quốc) cũng mang thai. Nhìn con trai khỏe mạnh chào đời, chị Trần tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng chăm sóc và mang đến cho con những gì tốt nhất có thể. Và suốt nhiều năm qua, bà mẹ này vẫn giữ nguyên lời hứa đó. Con trai chị sống trong nhung lụa, chỉ lo học mà không hề phải động móng tay vào bất cứ việc gì. Thậm chí, dù đã 14 tuổi, cao 1m76 và nặng 70kg, nhưng con trai của chị Trần vẫn không chịu ngủ riêng, tối nào cũng ôm gối qua phòng bố mẹ xin ngủ cùng, nếu không cậu bé sẽ ngồi ngoài cửa phòng thức trắng đêm.
Tối nào, cậu con trai 14 tuổi cũng vác gối sang phòng xon được ngủ cùng mẹ bởi chỉ có ôm mẹ cậu bé mới ngủ được (Ảnh minh họa).
Hết cách, thế là chị Trần tối nào cũng đồng ý cho con vào nằm ngủ chung giường. Điều này đã gây ra mâu thuẫn lớn giữa hai vợ chồng. Ông xã chị cho rằng con đã quá lớn rồi, "người to như con voi" mà tối nào cũng sang đòi ngủ với mẹ là không được. Chưa kể, con trai đã dậy thì, là thanh niên rồi mà lúc nào cũng nằm ôm mẹ ngủ là không hợp lẽ thường tình.
Đành rằng từ trong thâm tâm, chị Trần biết những gì chồng nói là đúng, nhưng cứ mỗi lần nhớ lại cảnh tượng con trai lúc nhỏ ngủ một mình trong phòng đã hét toáng lên giữa đêm khi nghe tiếng sấm nổ, sợ hãi mấy ngày liền là bà mẹ này lại mềm lòng. Chị liền phản biện lại: “Trong mắt em, con trai bao nhiêu tuổi thì cũng chỉ là một đứa trẻ. Em nuôi nấng chăm sóc con từ tấm bé đến bây giờ nên con có ôm mẹ ngủ cũng là chuyện bình thường."
Vì chuyện này mà vợ chồng chị Trần đã có bao phen cãi vã, mâu thuẫn ngày càng tăng (Ảnh minh họa).
Nghe vợ nói những lời như vậy, chồng chị Trần “đầu bốc khói” quay sang con trai cảnh cáo: “Mẹ là vợ bố, tối mẹ phải ngủ với bố. Con không được đòi ngủ cùng mẹ nữa, hiểu chưa?”. Con trai chị Trần nghe thấy vậy liền tiu nghỉu ôm gối quay về phòng của mình, nhưng chỉ qua hôm sau lại chạy sang phòng bố mẹ xin ngủ cùng.
Đến nước này thì chồng chị Trần đã không thể chịu được nữa. Cuối cùng, mâu thuẫn không thể nào giải quyết được nữa, vợ chồng chị Trần ly hôn đầy tiếc nuối.
Không nên cho con ngủ chung giường khi đã lớn. Vì sao?
Theo các chuyên gia tâm lý, cho dù là mẹ con nhưng giữa mẹ và con trai sẽ luôn cần có một giới hạn rành ròi vì khác giới tính. Trong khi mẹ có thể tắm cùng con gái, thay đồ trước mặt con gái, ôm nhau ngủ… nhưng nhất định không được làm những việc này với con trai, bởi sự nhận biết về giới tính ở các bé trai phát triển và thay đổi một cách tinh vi.
Bên cạnh đó, việc ngủ chung giường hay chung phòng cùng bố mẹ khi đã lớn sẽ làm cho tính độc lập của trẻ kém phát huy. Chẳng hạn như các bé 4 – 5 tuổi đã có thể tự gấp chăn màn, tự dậy khi nghe đồng hồ báo thức, tự dọn phòng… Nhưng vì ngủ chung nên bé sẽ ỷ lại hết cho mẹ, do đó rất khó để mẹ dạy con cách sống ngăn nắp, gọn gàng.
Ngoài ra, cũng giống như trường hợp nhà chị Trần, cho con ngủ chung giường khi đã lớn sẽ khiến cho tình cảm vợ chồng bị rạn nứt, khó có thể hòa hợp được khi luôn có một “người thứ ba” tồn tại ở trên giường. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên rèn luyện cho con ngủ riêng từ sớm.
Khi con trai được 5 tuổi, mẹ nên rèn con ngủ tại phòng riêng giường riêng để rèn con tính độc lập, lòng dũng cảm (Ảnh minh họa).
Cụ thể là khi con trai được 3 tuổi thì hãy sắp xếp cho bé nằm giường riêng nhưng chung phòng. 5 tuổi thì ngủ tại phòng riêng. Và cho dù rất thương con, các mẹ vẫn nên phải hiểu rằng con trai cần phải được rèn tính độc lập, lòng dũng cảm, cũng như khả năng chống lại sự sợ hãi. Vậy nên, thay vì bảo bọc con, mẹ nên buông tay để con được trưởng thành.
Đương nhiên, trong quá trình này, mẹ cũng nên quan tâm nhiều đến con, để con cảm nhận được sự an toàn rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì bố mẹ sẽ có mặt ngay để ứng cứu. Đồng thời, khi bé trai đã có phản ứng sinh lý và bước vào tuổi dậy thì, mẹ nên tránh tiếp xúc quá mức thân mật với con.
Bình luận