Cuối tuần lạnh tê tái, nấu ngay 5 món này ăn tới đâu ấm toàn thân tới đó

Món ăn nào cũng đậm đà, nóng hổi vô cùng thích hợp để thưởng thức vào cuối tuần lạnh giá thế này!

1. CHÂN GIÒ KHO COCA

Nguyên liệu:

- 1 chân giò heo (chặt từng khoanh vừa ăn)

- Gừng, sả, hành, tỏi, ớt

- 1 lon coca

- Nước dừa

- Hoa hồi

- Gia vị: nước màu, đường, mắm, hạt nêm, tiêu, ớt bột, dầu hào, tương ớt.

Cách làm:

- Giò heo rửa sạch, trụng với nước sôi, thêm muối và gừng để làm sạch và khử mùi.

- Hành tím, sả, tỏi, ớt băm nhuyễn.

- Giò heo sau khi đã để ráo thì ướp với các gia vị trên, cùng bó sả, và 1/2 hành tỏi sả ớt băm nhuyễn, trong 30 phút.

- Set nồi áp suất chế độ Xào, phi hành tỏi sả ớt cho thơm, thêm vào 2 cái hoa hồi. Tiếp đến cho giò heo vào xào cho săn lại, thì cho nước dừa và coca vào xâm xấp mặt thịt là được.

- Chọn chế độ đun sôi mức thấp, đậy nắp kiếng và đun đến khi nước ngấm hết vào thịt. Thêm ít sả băm và vài quả ớt lên trên cho đẹp mắt.

- Dùng với cơm nóng rất ngon. Chân giò kho coca lên màu rất đẹp, thịt mềm dẻo thơm, đậm đà, quyện lẫn vị sả tỏi vô cùng hấp dẫn.

Cuối tuần lạnh tê tái, nấu ngay 5 món này ăn tới đâu ấm toàn thân tới đó - 1

2. GIẢ CẦY

Nguyên lệu:

- Móng giò

- Thịt bắp giò

- Riềng xay - Mẻ - Mắm tôm - Rượu trắng - Nghệ - Bột canh - Hạt nêm - Mì chính - Bột sắn dây

Cách làm:

- Móng và bắp giò làm sạch rồi thui. Thui bằng rơm hoặc vỏ mía. Lật đều tay đến khi vàng đều.

- Rửa lại thịt vừa thui sau đó thái miêng vuông to hơn bình thường 1 chút để khi ninh không bị vụn. Móng giò chặt vừa ăn.

- Cho thịt vào nồi. Cho theo thứ tự: hạt nêm - bột canh - mắm tôm - rượu trắng. Đảo đều để tầm 5-10 phút. Sau đó cho mẻ bóp kĩ rồi cuối cùng cho giềng và chút nghệ. Ướp tầm 1 tiếng.

- Bắc nồi giả cầy lên bật vừa lửa. Đảo đều tay cho đến khi thịt xăn lại. Đậy vung nhỏ lửa om tầm 10 phút. Sau đó cho nước sôi vào ngang thịt. Om nhỏ lửa cho đến khi thịt nhừ theo mong muốn.

- Hoà bột sắn dây với nước nguội rồi đổ vào đảo đều tay tầm 5 phút sau đó tắt bếp cho mì chính rồi bắc ra. Ăn kèm bún. Rau thơm.

Cuối tuần lạnh tê tái, nấu ngay 5 món này ăn tới đâu ấm toàn thân tới đó - 2

3. SƯỜN KHO DƯA

Nguyên liệu:

- 1 bát dưa cải muối chua
- 500-600gr sườn heo
- 1 củ tỏi
- 2 củ hành khô
- 1-2 thìa đường
- 2 thìa nước mắm
- 1 chút bột nêm
- Ớt sừng, nếu thích ăn cay
- Muối, tiêu, bột ngọt
- Dầu ăn

Cách làm:

Sườn mua về rửa sạch rồi thấm khô, chặt sườn thành các miếng vừa ăn. Bạn có thể chần sườn sơ qua để loại bỏ chất bẩn có trong xương nhé.

Hành khô, tỏi đem bóc vỏ rồi băm nhỏ, ớt sừng thái lát vừa mỏng. Nếu dưa muối chua quá thì bạn nên rửa sơ qua cho dưa bớt chua.

Cho sườn vào âu cùng với muối, bột nêm, bột ngọt, tiêu và đảo đều, ướp 30 phút cho sườn ngấm gia vị.

Bạn đặt chảo hoặc nồi lên bếp rồi cho đường, 1 chút dầu ăn và bật bếp nấu cho nước đường chuyển màu cánh gián thì cho sườn vào xào sơ qua, miếng sườn săn lại mới cho hành tỏi băm vào cùng.

Tiếp theo bạn cho dưa chua, ớt sừng, nước mắm rồi đổ nước xâm xấp mặt sườn. Đậy vung đun cho sườn sôi lên thì hạ lửa liu riu, kho cho sườn rút cạn bớt nước, bạn nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình.

Sườn đã mềm là có thể tắt bếp, bạn không nên kho cạn nước mà để lại 1 chút nước sền sệt ăn với cơm thì ngon tuyệt vời.

Từng miếng sườn kho dưa đậm đà, nóng hổi lại thơm phức chắc chắn sẽ tốn cơm lắm đây!

Cuối tuần lạnh tê tái, nấu ngay 5 món này ăn tới đâu ấm toàn thân tới đó - 3

4. VỊT KHO VỎ QUÝT

Nguyên liệu:

- Nửa con vịt, 4 miếng vỏ quýt khô, lượng gừng vừa đủ, tỏi và hành tím băm vừa đủ, 3 thìa nước tương, 1 thìa hắc xì dầu, nửa thìa muối

Cách làm:

- Vỏ quýt đem ngâm nước, dùng dao cạo sạch phần cùi trắng bên trong nếu không nó sẽ bị đắng. Sau khi ngâm và rửa sạch, bẻ ra thành từng miếng nhỏ.

- Vịt sau khi làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Bạn có thể lọc bỏ bớt mỡ và da vịt.

- Cho nước vào nồi, thêm chút rượu nấu ăn cùng 2 lát vừng vào, sau đó thêm vịt, đun sôi. Vớt sạch bọt, sau đó vớt vịt ra, rửa sạch với nước ấm. Bước chần này giúp vịt đỡ hôi và tanh hơn. 

- Cho một ít dầu vào nồi, (bạn cũng có thể áp chảo mà không cần dầu, vì bản thân vịt sẽ tiết ra nhiều nước và mỡ) Khi nhiệt độ dầu nóng đạt khoảng 50% thì cho hành tỏi băm vào xào cho dậy mùi thơm.  

- Sau đó đổ thịt vịt vào xào, vịt tiết ra nhiều mỡ thì chắt bớt mỡ ra, chiên cho đến khi thịt se lại và săn chắc.

- Lúc này, thêm một ít nước sôi xâm xấp mặt thịt vịt, thêm nước tương và hắc xì dầu.

- Cho vỏ quýt vào, đậy vung, đun trên lửa lớn cho đến khi sôi rồi hạ nhiệt, đun lửa nhỏ khoảng 40 phút. Nấu cho đến khi vịt chín mềm. Tăng lửa, để nước kho cạn và sệt lại. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. 

- Lưu ý: Trong món này, nếu không có vỏ quýt bạn có thể thay thế bằng chút quế và hoa hồi.

Vịt kho vỏ quýt không chỉ thơm nức, mềm ngon mà còn đậm đà ăn với cơm rất tuyệt!

Cuối tuần lạnh tê tái, nấu ngay 5 món này ăn tới đâu ấm toàn thân tới đó - 4

5. CÁ SỐT THỊT BĂM

Nguyên liệu:

- 1 con cá khoảng 1kg (cá chép, cá lóc, cá trắm, cá vược hay rô phi...), 150g thịt xay, gừng, tỏi băm, 2 thìa cơm rượu, hành lá, 1 thìa tương đậu bản (mua ở siêu thị hoặc mua online), 1 thìa nước tương, giấm gạo, bột nêm (nếu thích), 1/2 thìa đường, một ít màu điều, 1 thìa nước tinh bột (1 thìa nước hòa với 1 thìa tinh bột)

Cách làm:

Cá mổ và rửa sạch. Sau đó dùng dao khứa thành các hình thoi ở hai bên mình cá. Để ráo nước. Gừng cạo vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn; tỏi bóc vỏ và băm nhỏ; hành tím rửa sạch, thái nhỏ; ớt cắt thành từng khoanh.

Đổ dầu ngập chảo, sau khi dầu nóng thì rắc một lớp muối ăn dọc theo mép chảo để chống bắn dầu. Dầu nóng thì cho cá vào chiên ngập dầu, đợi cá chín vàng một mặt thì lật mặt lại. Chiên cá cho đến khi vàng đều cả hai mặt, vớt ra đĩa cho ráo dầu.

Cho một chút dầu ăn vào chảo, cho thịt băm vào xào nhanh tay, thêm gừng băm và tỏi băm vào xào cho thơm.

Sau khi tỏi dậy mùi thơm, cho một thìa tương đậu bản vào, cho màu điều vào xào, thêm 1 thìa rượu nấu ăn vào, xào cho thịt chín tái rồi thêm ít nước vào.

Cho cá đã chiên vào nồi, thêm 1 thìa nước tương, 1/2 thìa giấm gạo và 1/2 thìa đường, đổ nước nóng vào sao cho ngập mặt cá, đậy nắp nồi, đun lửa nhỏ khoảng 8 phút, sau đó cho 2 thìa cơm rượu vào.

Sau khi cho cơm rượu vào, đun trên lửa vừa trong 2 phút rồi tắt bếp. Cho cá ra đĩa, nêm nếm thêm chút bột nêm (nếu thích) hoặc bột canh vào nồi nước sốt, thêm 1 thìa nước tinh bột vào, nếu thích ăn cay bạn có thể cho thêm một chút dầu ớt, đun một lát cho nước sốt sệt lại, sau đó thêm một ít giấm gạo, rắc hành lá cùng ớt lên, đảo đều rồi rưới đều lên cá. 

Cá sốt thịt băm nấu kiểu này không chỉ thơm ngon, đậm đà mà còn có chút lạ miệng, thịt và cá quyện vào nhau, ăn với cơm rất cuốn. Thực sự cá sốt chua ngọt mà thêm thịt băm như thế này thực sự là một kết hợp hoàn hảo cho bữa cơm gia đình.

Cuối tuần lạnh tê tái, nấu ngay 5 món này ăn tới đâu ấm toàn thân tới đó - 5

Chúc các bạn thành công!

Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về