Đừng dại đổ nước nóng vào bồn rửa bát, làm thế sẽ có 2 mối nguy hiểm lớn

Thường thì những vết dầu mỡ hoặc cặn thức ăn sẽ vô tình chảy thẳng vào đường ống thoát nước. Theo thời gian, đường ống thoát nước sẽ bị tắc.

Nhiều người có thói quen đổ nước nóng vào bồn rửa bát. Đó có thể là họ đổ nước luộc rau, nước chần rau hoặc đổ nước nóng vào bồn rửa để thông tắc đường ống thoát nước, khử mùi hôi. Tuy nhiên, việc đổ nước nóng vào bồn rửa bát là sai lầm.

Đừng dại đổ nước nóng vào bồn rửa bát, làm thế sẽ có 2 mối nguy hiểm lớn - 1

2 mối nguy hiểm khi đổ nước nóng vào bồn rửa bát

- Gây lão hóa đường ống thoát nước

Thông thường, ống thoát nước nhà bếp được làm bằng nhựa, mặc dù một loại có đặc tính chịu nhiệt độ cao nhưng nếu xả nước nóng nhiều lần thì quả thực sẽ khiến đường ống bị lão hóa ở một mức độ nhất định.

Việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đường ống thoát nước. Ban đầu, ống cống có tuổi thọ từ 30 đến 50 năm, nhưng do thường xuyên đổ nước nóng vào ống cống thì sẽ trực tiếp bị rút ngắn tuổi thọ của nó.

- Ống thoát nước bị biến dạng, nứt vỡ

Chất lượng của ống thoát nước cũng khác nhau. Nếu chúng được làm bằng nhựa PVC, bạn phải cẩn thận.

Rốt cuộc, những đường ống như vậy không thể chịu được nhiệt độ trên 60 độ. Nước luộc rau hay nước chần rau về cơ bản là khoảng 90 độ.

Khi đổ vào ống thoát nước, đường ống sẽ bị biến dạng do nhiệt, thậm chí là nứt vỡ. Nếu không cẩn thận, đường ống thoát nước có thể bị nổ  và làm hỏng tủ bếp.

Đừng dại đổ nước nóng vào bồn rửa bát, làm thế sẽ có 2 mối nguy hiểm lớn - 2

2. Làm thế nào để thông đường ống thoát nước bị tắc do vết dầu mỡ?

Thường thì những vết dầu mỡ hoặc cặn thức ăn sẽ vô tình chảy thẳng vào đường ống thoát nước. Theo thời gian, đường ống thoát nước sẽ bị tắc.

Do đường ống thoát nước chứa nhiều vết dầu, sau khi vết dầu nguội đi, chúng sẽ đông cứng lại. Lâu dần, các vết dầu bám vào thành trong của đường ống sẽ dày lên và cản trở việc thoát nước.

Một khi đường ống bị tắc, nước thải sẽ không thể thoát như bình thường và sẽ phát ra mùi hôi khó chịu. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây.

- Xử lý trước vết dầu mỡ trên bát đũa, dụng cụ nấu nướng

Khi rửa bát, chúng ta nên xử lý vết dầu trên bát đũa, dụng cụ nấu nướng trước. Cụ thể, bạn có thể dùng giấy hoặc khăn lau một lần để lau qua vết dầu mỡ trước rồi hẵng cho vào bồn rửa để làm sạch.

Như vậy việc rửa bát đũa sẽ dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng tắc đường ống thoát nước. Khăn lau sau khi sử dụng có thể vứt bỏ ngay vào thùng rác.

Đừng dại đổ nước nóng vào bồn rửa bát, làm thế sẽ có 2 mối nguy hiểm lớn - 3

- Sử dụng chất thông tắc cống chuyên dụng

Đường ống thoát nước nhà bếp khi sử dụng lâu ngày sẽ xuất hiện một số vết dầu bám trên đó. Kết quả là nước xả ngày càng chậm, gây ra mùi hôi và các hiện tượng khác. Vì thế, việc làm sạch vết dầu trên thành trong của ống thoát nước là rất cần thiết.

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ chất thông tắc cống chuyên dụng vào bồn rửa. Thành phần chính của chúng là enzyme hòa tan, có thể nhũ hóa vết dầu và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, mùi hôi.

Khi đổ chất thông tắc cống vào bồn rửa bát, nó có thể chạm đến phần sâu nhất của đường ống, phản ứng với vết dầu mỡ và cặn bẩn. Các vật cản thông thường ở thành trong của đường ống có thể được chất thông tắc cống phân hủy nhanh chóng mà không làm hỏng vật liệu của đường ống.

Hơn nữa, chất thông tắc cống này còn chứa thành phần kháng khuẩn. Nó không chỉ loại bỏ vết bẩn lâu ngày làm tắc nghẽn thành trong của đường ống mà còn giảm sự phát triển của vi khuẩn.

Ngoài sử dụng để làm sạch bồn rửa nhà bếp, bạn cũng có thể sử dụng nó cho đường ống thoát nước trong nhà tắm, bồn cầu,…

Bạn nên thông tắc đường ống thoát nước 3 tháng một lần để đường ống luôn sạch sẽ và không có mùi hôi.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về