Đừng trồng hoa ở ban công nữa, hãy trồng 3 chậu cây “thơm nức mũi” này, vừa đẹp vừa ăn được

Nếu chỉ có khoảng ban công, sân vườn nhỏ và đang lăn tăn không biết trồng cây gì thì bạn có thể trồng những loại cây này.

Những loại cây này rất dễ chăm sóc, phát triển nhanh và mạnh mẽ. Trồng một chậu ở ban công, nó vừa có tác dụng trang trí cho ngôi nhà của bạn. vừa có thể tỏa ra mùi thơm giúp thư giãn tinh thần, vừa có thể ăn được. Một mũi tên trúng 3 đích, bạn còn chần chừ gì nữa mà không trồng chúng ngay thôi.

Bạc hà

Bạc hà là một loại thảo mộc, rau gia vị vừa có thể dùng để làm thuốc vừa chế biến món ăn, pha nước uống. Loại cây này còn tỏa ra mùi thơm dễ chịu, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn tinh thần. Tuy nhiên loài muỗi rất ghét mùi này nên trồng vài chậu bạc hà ở ban công còn có tác dụng xua đuổi muỗi, đồng thời bạc hà còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, thanh lọc không khí hiệu quả.

Đừng trồng hoa ở ban công nữa, hãy trồng 3 chậu cây “thơm nức mũi” này, vừa đẹp vừa ăn được - 1

Cách trồng bạc hà rất đơn giản, bạn có thể sang nhà hàng xóm xin vào gốc cây, hoặc đi chợ mua rau bạc hà. Sau khi mua về, hãy cắt bớt lá để ăn, pha nước uống, còn cành thì cắm vào cốc nước. Chỉ cần có nước là sống được.

Sau khi cành bạc hà ra rễ, hãy chuyển cây sang chậu đất. Bạc hà thích môi trường sinh trưởng nhiều nắng, đất màu mỡ. Khi tưới nước nên xem tình trạng của đất chậu, không nên để đọng nước, như vậy cây sẽ phát triển rất nhanh và xanh tốt.

Đừng trồng hoa ở ban công nữa, hãy trồng 3 chậu cây “thơm nức mũi” này, vừa đẹp vừa ăn được - 2

Tía tô

Trên thực tế, lá tía tô cũng rất đẹp với những phiến lá màu tím sẫm. Loài cây này chịu hạn và chịu nhiệt tốt, dễ trồng và dễ chăm sóc. Cho nên ngày này không chỉ được coi là một loại cây gia vị, nhiều người còn trồng tía tô trong chậu để làm cảnh.

Trong y học cổ truyền, tía tô còn có tác dụng giải độc, trị cảm lạnh, làm giảm các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa, chống trầm cảm, bảo vệ tim mạch,… Vì những tác dụng sức khỏe mà nó mang lại, tía tô được xem là một loại cây quý.

Đừng trồng hoa ở ban công nữa, hãy trồng 3 chậu cây “thơm nức mũi” này, vừa đẹp vừa ăn được - 3

Có thể trồng tía tô bằng cành giâm hoặc bằng hạt. Nếu trồng bằng hạt, tháng 3-tháng 4 là thời điểm thích hợp để gieo hạt. Nếu trồng bằng cành, hãy chọn cành khỏe mạnh, cắt từng đoạn dài khoảng 5-7cm, vặt bỏ hết lá (để lại 2 lá non trên cùng) rồi cắm vào cốc nước. Sau khoảng 3-4 tuần, rễ sẽ mọc ra. Khi rễ dài khoảng 10cm, hãy mang cành ra trồng trong đất.

Cây tía tô ưa sáng nên rất thích hợp trồng ở ban công hướng Nam. Có đủ ánh sáng, tưới nước thường xuyên cây tía tô sẽ phát triển nhanh, sớm được thu hoạch.

Đừng trồng hoa ở ban công nữa, hãy trồng 3 chậu cây “thơm nức mũi” này, vừa đẹp vừa ăn được - 4

Hương thảo

Hương thảo có mùi thơm tương đối nồng, có thể làm sảng khoái tinh thần, giảm stress. Lá hương thảo có thể dùng để chế biến món ăn, đặc biệt là dùng để nướng thịt.

Trong phong thủy, cây hương thảo còn có thể trừ tà ma, mang lại may mắn và bình an cho gia chủ. Trồng một chậu trong nhà sẽ giúp ngôi nhà tăng thêm vượng khí, giúp gia chủ ăn nên làm ra, thuận buồm xuôi gió.

Đừng trồng hoa ở ban công nữa, hãy trồng 3 chậu cây “thơm nức mũi” này, vừa đẹp vừa ăn được - 5

Giá trị trang trí của hương thảo tương đối cao, cũng có thể ăn được, nếu đặt một chậu ở ban công có thể trồng được vài năm. Trong quá trình bảo dưỡng cần lưu ý, cây hương thảo rất sợ úng và đọng nước, vì vậy bạn không nên tưới quá nhiều nước cho cây, đồng thời phải thường xuyên di chuyển ra ngoài phơi nắng, nếu không phơi nắng cây sẽ không phát triển tốt được.

Hạo Phi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy