Khi đang mang thai, tiêm vaccine phòng cúm có được không?
Các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận sự thay đổi về độc lực. Tuy nhiên, nhiều ca cúm A nặng được ghi nhận, đặc biệt là ở nhóm người có nguy cơ cao, bao gồm cả mẹ bầu.
Thời điểm Đông - Xuân ở Việt Nam, với đặc trưng thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, nồm ẩm, là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh dịch đường hô hấp phát triển. Cúm và các bệnh như sởi, sốt phát ban, và các bệnh đường hô hấp khác đang trở thành mối đe dọa lớn tới sức khỏe người dân.
Từ đầu năm 2025 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Mặc dù số ca mắc đã giảm đáng kể (97%) so với cùng kỳ năm 2024, nhưng không vì thế mà chúng ta có thể chủ quan.
Các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận sự thay đổi về độc lực. Tuy nhiên, các bệnh viện lớn tại Hà Nội đang tiếp nhận nhiều ca cúm A nặng, đặc biệt là ở nhóm người có nguy cơ cao như người già, trẻ em, người có bệnh nền và cả mẹ bầu. Đã có những trường hợp cả mẹ bầu và thai nhi nguy kịch chỉ vì bệnh cúm.
Tháng 12/2024, một thai phụ 21 tuổi ở TP.HCM phải nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp ở tuần thai thứ 33, bệnh diễn biến nhanh do nhiễm cúm A. Sau khi nhập viện, bệnh nhân rơi vào nguy kịch, các bác sĩ phải phẫu thuật bắt con và đặt ECMO cứu mẹ.
Khi mang thai, mọi thứ xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mẹ mà còn tác động cả tới thai nhi. Đặc biệt, ở một số thời điểm, mẹ bầu bị cúm có thể đe dọa cả tính mạng của con.
Bình luận