Lì xì Tết cho con vào đêm giao thừa hay sáng mùng 1, sự khác biệt quá lớn

Có truyền thuyết khá đặc biệt về chuyện thời điểm nên lì xì cho trẻ.

Lì xì cho trẻ là việc làm theo phong tục truyền thống của người Việt nhiều năm qua với mong muốn mang lại nhiều sự may mắn cho bé trong năm mới. Tuy nhiên ít bậc cha mẹ để ý sự khác biệt giữa việc lì xì cho con vào đêm giao thừa và lì xì vào sáng mùng 1.

Theo đó, tiền lì xì hay còn được gọi là tiền ấn. Theo truyền thuyết từ thời xa xưa, mỗi đêm giao thừa chuẩn bị sang một năm mới sẽ có một con vài con yêu quái thường đến và làm hại những đứa trẻ trong lúc chúng đang ngủ, khiến trẻ bị sợ hãi, thậm chí hay ốm đau.

Một gia đình nọ đã để tiền vào trong 8 chiếc lì xì đỏ và để dưới gối mỗi đứa trẻ trước khi chúng đi ngủ. Họ cho rằng những đồng tiền đỏ ra sẽ phát ra ánh sáng chói lọi khiến lũ yêu quái bỏ chạy. Thật kì diệu, cũng nhờ những việc làm này của bố mẹ mà những đứa trẻ thực sự đã có những giấc ngủ thật ngon và phong tục lì xì tiền cho con vào đêm giao thừa đã bắt đầu được hình thành.

Vì vậy, các bậc cha mẹ quan tâm nhiều hơn đến phong tục truyền thống thường lì xì cho con vào đêm giao thừa để mong con được bình an và khỏe mạnh.

Lì xì Tết cho con vào đêm giao thừa hay sáng mùng 1, sự khác biệt quá lớn - 1

Tuy nhiên, đây không phải là phong tục và văn hóa lì xì duy nhất. Theo phong tục của người Hán, thực chất tiền lì xì cho trẻ là để hối lộ ma quỷ, thú dữ để mong chúng không còn xâm phạm đến cuộc sống của những đứa trẻ nữa.

Vào thời nhà Đường, có một trào lưu "tung tiền vào mùa xuân", sau thời nhà Tống và nhà Nguyên, ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch thay thế cho ngày lễ hội mùa xuân, và phong tục rải tiền trong mùa xuân được đổi thành lì xì trong lễ hội mùa xuân. Vì vậy, những người theo phong tục này sẽ lì xì cho trẻ em vào ngày đầu tiên của năm mới để đáp lại phong tục dân gian.

Các gia đình khác nhau cũng có thói quen ngày lễ riêng, ví dụ như cha mẹ lớn tuổi của một số gia đình thích lì xì vào đêm giao thừa, vì vậy thế hệ cha mẹ tiếp theo có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen gia đình và lì xì cho con cái vào đêm giao thừa, bởi vì đây là văn hóa gia đình truyền lại.

Trên thực tế thì một số người cũng cho rằng việc lì xì cho trẻ nhỏ vào đêm giao thừa hay sáng mùng 1 là tùy vào quan điểm của mỗi người.

Ngoài ra, bên cạnh việc lì xì cho con vào thời điểm nào thì hợp lý, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý đến việc dạy con cách quản lý tiền lì xì đúng cách để trẻ vừa ngoan vừa trưởng thành hơn.

Cùng bé “nuôi” một chú heo tiết kiệm

Trong những ngày Tết đầu năm, đối với những bạn nhỏ thành phố, hầu hết đều được nhận khá nhiều tiền lì xì, với số tiền tương đối lớn. Do đó, bố mẹ có thể mua cho bé một chú heo đất để cất tiền lì xì. Như vậy, bé vừa được giữ tiền lì xì cho mình, vừa tạo được một đức tính tiết kiệm ngay từ nhỏ. Không những thế còn tránh được việc, bé bắt chước những anh chị lớn tiêu tiền lì xì không đúng mục đích, hay đòi hỏi bố mẹ mua đồ chơi, hoặc bất cứ thứ gì bé thích bằng tiền lì xì.

Nhắc bé giữ tiền lì xì phục vụ cho việc học tập

Hầu hết các bé đều có suy nghĩ rằng: bố mẹ nuôi mình, nên tiền học, tiền mua sách vở, đồ dùng học tập, hay bất cứ thứ gì khác đều do bố mẹ lo, tiền lì xì bé nhận được sẽ được dùng để “chơi” trong những ngày Tết. Bố mẹ hãy mau chóng loại bỏ suy nghĩ đó trong đầu bé nhé. Hãy khuyên bé, dùng số tiền lì xì nhận được cùng bố mẹ đi mua những loại đồ dùng phục vụ việc học tập mà bé thích. Điều đó không những khiến bé thấy “người lớn” hơn, có trách nhiệm hơn, mà cũng sẽ khiến bó mẹ thấy vui lòng hơn.

Sử dụng tiền lì xì vào những việc có ý nghĩa

Dạy bé cách cách tiêu tiền lì xì của mình một cách hợp lý và ý nghĩ nhất sẽ tạo đức tính tốt cho bé ngay từ nhỏ. Có thể bé nhà bạn là những cậu bé ham chơi, thích mẹ dùng tiền lì xì mua cho siêu nhân, ô tô… hoặc là những cô bé điệu đà, thích mẹ mua cho búp bê, váy áo…, đó là những điều bé thích, bé chưa thể biết được như thế nào mới là tiêu tiền lì xì ý nghĩa. Mẹ có thể hướng bé tới việc dùng tiền lì xì làm từ thiện, giúp đỡ những bạn nhỏ miền núi nghèo khó, không được ăn Tết đầy đủ như chính con.

Lì xì Tết cho con vào đêm giao thừa hay sáng mùng 1, sự khác biệt quá lớn - 2

Mẹ cũng có thể xây dựng một ý tưởng cho bé tiết kiệm tiền để mua những món quà cho người thân, ví như cùng bố mua một món đồ cho mẹ ngày 8/3 sắp tới, hay mua một món quà dành tặng mọi người trong gia đình nhân ngày sinh nhật họ.

Khi đó tiền lì xì của bé được sử dụng một cách ý nghĩa nhất, và bé của bạn sẽ trở thành người giàu tình cảm hơn.

Sử dụng tiền lì xì để cả gia đình cùng đi du lịch

Đây là một điều thú vị để tạo động lực cho bé giữ tiền lì xì cẩn thận để tiêu pha hợp lý. Mẹ có thể khuyên bé hãy dùng số tiền đó để mùa hè sắp tới cả nhà mình cùng nhau đi du lịch, mẹ có thể chọn một địa điểm mà con muốn khám phá như một bãi biển, hay một vùng đất mới lạ. có thể là một ý tưởng tuyệt vời cho mẹ, để bé sẽ nói ra câu: “thế thì mẹ giữ tiền lì xì hộ con nhé!” – đó ắt là câu nói bà mẹ nào cũng muốn nghe.

Dạy con có trách nhiệm cầm tiền và quản lý tiền lì xì của mình hợp lý

Khi được nhận lì xì, mẹ nên nhắc phải nói lời “cảm ơn” hoặc nói “con xin” để đáp lại lời chúc của người lớn, không nên bóc ngay bao lì xì trước mặt khách mà con nên cho tạm vào túi, giữ gìn cẩn thận. ngay từ đầu mẹ cũng nên “quán triệt” với bé rằng muốn mua gì hay muốn dùng tiền lì xì để làm gì phải hỏi ý kiến bố mẹ, không được tự tiện tiêu lung tung.

Thay vì ép buộc con: “phải đưa cho mẹ”, các bố các mẹ hãy khuyên răn, bảo ban và dạy cho bé những bài học nhỏ. Điều đó vừa giúp bé biết cách quản lý những bao lì xì cẩn thận, sử dụng hợp lý, vừa sẽ khiến bố mẹ vui lòng, tự hào thêm về bé!.

Chi Chi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy