Loài hoa dại trông giống như cánh bướm nay "lên đời" làm cây cảnh, sẽ nở quanh năm nếu đủ nắng

Trước đây, loại hoa này là một loại cây dại được tìm thấy ở các nơi ven suối, ven rừng.

Cây thanh điệp hay còn gọi là hoa cánh tiên, tên tiếng Anh là Blue glory bower, Blue butterfly bush, tên khoa học là Clerodendrum Ugandense, có nguồn gốc từ miền đông nhiệt đới châu Phi (Kenya và Uganda).

Trước đây, cây thanh điệp là một loại cây dại được tìm thấy ở các nơi ven suối, ven rừng. Về sau, hình dáng và màu sắc độc đáo đã nhanh chóng thuyết phục người ta đem về nhà trồng và phổ biến ở nhiều đất nước.

Cây thanh điệp là cây bụi thân gỗ, có thể cao tới 2m, tỏa nhiều nhánh xung quanh. Lá cây hình thoi, có lông mịn, chỉ rụng khi già và không rụng vào mùa đông. Đặc biệt, lá có mùi hương như mùi gia vị.

Loài hoa dại trông giống như cánh bướm nay "lên đời" làm cây cảnh, sẽ nở quanh năm nếu đủ nắng - 1

Hoa thanh điệp nở quanh năm từ mùa xuân tới mùa đông lạnh giá. Hoa có tới 2 màu xanh kết hợp trông rất bắt mắt. Màu sắc xanh đậm hay nhạt phụ thuộc vào thời tiết. Tiết trời càng lạnh thì màu xanh sẽ càng đậm hơn. Vì thế, có khi hoa có màu trắng và xanh, nhưng có khi sẽ kết hợp giữa màu xanh và màu tím.

Nét độc đáo nhất của hoa thanh điệp là hoa của nó có hình dáng giống cánh bướm, nhị và nhụy hoa kéo dài khẽ cong lên như ăng-ten ở đầu con bướm. Khi thân cây đung đưa nhẹ nhàng, trông như thể những chú bướm nhỏ màu xanh đang bay trong làn gió nhẹ nhất.

Loài hoa dại trông giống như cánh bướm nay "lên đời" làm cây cảnh, sẽ nở quanh năm nếu đủ nắng - 2

Cây hoa thanh điệp có quả màu đỏ.

Không chỉ có tác dụng làm cảnh, hoa thanh điệp còn được ứng dụng trong y học cổ truyền tại một số nước. Ví dụ như tại châu Âu và châu Phi, người ta sử dụng vỏ của loài này ở dạng bột để điều trị rắn cắn. Rễ cây cũng được dùng chữa đau ngực, cảm lạnh, chảy máu nướu răng và khó tiêu; Ở Tây Phi, cây được dùng làm thuốc giảm đau và hạ sốt,…

Loài hoa dại trông giống như cánh bướm nay "lên đời" làm cây cảnh, sẽ nở quanh năm nếu đủ nắng - 3

Cách trồng và chăm sóc hoa thanh điệp

Phương pháp phổ biến và đơn giản nhất để nhân giống hoa thanh điệp chính là giâm cành. Bạn chỉ cần cắt cành và cắm vào đất ẩm thì khoảng 1 tháng sau, cành giâm sẽ mọc rễ mới.

Loài cây này có thể phát triển cả ở các điều kiện khắc nghiệt, có thể phục hồi sau khi héo rũ vì nắng, nên việc chăm sóc cây khá dễ dàng. Tuy nhiên, để cây nở hoa quanh năm thì bạn vẫn cần đảm bảo những yếu tố sau cho cây:

Loài hoa dại trông giống như cánh bướm nay "lên đời" làm cây cảnh, sẽ nở quanh năm nếu đủ nắng - 4

- Ánh sáng: Hoa thanh điệp rất ưa nắng, bạn cần đảm bảo cây nhận được ít nhất 6-7 tiếng ánh nắng mỗi ngày. Nếu ít ánh sáng, cây vẫn ra hoa nhưng không nhiều bằng cây đặt ở ánh sáng toàn phần.

- Tưới nước: Loại cây này ưa ẩm, vì thế cần tưới nước thường xuyên cho cây. Vào mùa nóng, nên tăng tần suất tưới và giảm lại khi mùa mưa đến. Trong trường hợp cây bị ngập úng, nên nhanh chóng thay đất, thay chậu cho cây, đồng thời cắt bỏ những phần rễ bị thối.

- Bón phân: Muốn cây ra hoa liên tục, nên bón phân định kỳ cho cây. Nên bón phân trước và sau khi cắt tỉa để cây hồi phục. Cây không kén phân bón nên bạn có thể bón phân bằng bất cứ loại nào có sẵn.

- Cắt tỉa: Sau mỗi đợt hoa, cần cắt tỉa cành để cây phát triển thành bụi lớn, thúc đẩy cây nở nhiều hoa hơn.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Cánh diều vàng 2024 và BTC ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi hơn 10.3 tỷ đồng

Đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Cánh diều vàng 2024 và BTC ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi hơn 10.3 tỷ đồng

Tại Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 do Hội điện ảnh Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn KDI Holdings tổ chức, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình chịu ảnh hưởng của thiên tai do cơn bão số 3 (bão Yagi), Đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Cánh diều vàng

Văn nghệ sĩ cả nước chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Văn nghệ sĩ cả nước chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Với tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ những mất mát, khó khăn của đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng báo, lũ; hiện nay các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố và cá nhân các văn nghệ sĩ đã tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo trên quy mô lớn.

Bão số 3 (Yagi) và sự tàn khốc của biến đổi khí hậu

Bão số 3 (Yagi) và sự tàn khốc của biến đổi khí hậu

Cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) xác lập nhiều kỷ lục mới trong những thập kỷ qua, để lại hậu quả vô cùng nặng nề, gây thiệt hại về người, tài sản. Đây là cơn bão tăng cấp độ nhanh nhất từ trước đến nay trong lịch sử khí tượng Việt Nam. Hàng trăm năm qua, khí tượng thuỷ văn nước ta mới có 3 lần mức độ rủi ro thiên tai cấp độ 3 thì đầu tháng 9/2024 lần đầu tiên trong lịch sử