Loài hoa này có tên “rất kêu”, cắm cành vào đất 2 tháng liền bén rễ, không cần chăm hoa vẫn nở liên tục

Loại hoa này ra hoa nhiều, nở liên tục, sức đề kháng cao nên ít sâu bệnh và không tốn nhiều công sức chăm sóc.

Ngày càng có nhiều người thích trồng hoa, cây cảnh trong vườn nhà, nhưng vì công việc bộn bề nên ít có thời gian chăm sóc. Nếu vậy, bạn có thể chọn trồng những loại cây dễ sống, không tốn nhiều công chăm sóc để tiết kiệm thời gian, công sức, và cây tuyết sơn phi hồng là một lựa chọn tuyệt vời.

Loại cây này còn có tên gọi khác là tuyết sơn phi hồ, tên khoa học là Leucophyllum frutescens, thuộc họ huyền sâm, có nguồn gốc ở Texas. Hiện nay, cây tuyết sơn phi hồng đã du nhập rộng rãi, trong đó có cả Việt Nam và được nhiều người ưa chuộng trồng trong vườn nhà.

Loài hoa này có tên “rất kêu”, cắm cành vào đất 2 tháng liền bén rễ, không cần chăm hoa vẫn nở liên tục - 1

Cây tuyết sơn phi hồng là loại cây bụi thường xanh, có chiều cao trung bình khoảng 1m – 1,5m. Cây có nhiều nhánh, lá mềm có màu xanh lục.

Hoa tuyết sơn phi hồng nở liên tục, trung bình khoảng 2-3 tháng sẽ nở một đợt, mỗi đợt hoa kéo dài khoảng 4-5 ngày. Hoa hình ống 5 thùy, có màu đỏ tía đến màu tím, thỉnh thoảng hoa sẽ có màu hồng.

Vì cây ra hoa thường xuyên, có vẻ ngoài bắt mắt nên thường được trồng làm cảnh trong sân vườn nhà, công trình cảnh quan, trước cửa quán café,… Sắc tím của hoa xen lẫn lá xanh sẽ tạo nên khung cảnh lãng mạn, nên thơ và bình yên, giúp xua tan mệt mỏi.

Loài hoa này có tên “rất kêu”, cắm cành vào đất 2 tháng liền bén rễ, không cần chăm hoa vẫn nở liên tục - 2

Thực ra, không chỉ đẹp mà loại hoa này còn mang ý nghĩa tốt lành trong phong thủy. Cụ thể, hoa tuyết sơn phi hồng tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, ý chí bất khuất, không bao giờ đầu hàng trước khó khăn, nghịch cảnh. Nó còn tượng trưng cho sức mạnh và ý chí của “đấng mày râu”. Không những vậy, loại hoa này còn thể hiện sự son sắc, thuỷ chung của con người.

Bên cạnh đó, lá và hoa tuyết sơn phi hồng còn có thể phơi khô để làm trà, thảo dược. Chúng có tác dụng an thần, hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh rất tốt.

Loài hoa này có tên “rất kêu”, cắm cành vào đất 2 tháng liền bén rễ, không cần chăm hoa vẫn nở liên tục - 3

Cách trồng và chăm sóc cây tuyết sơn phi hồng

Loại cây cảnh này rất dễ trồng và dễ sống, bạn có thể nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành. Cụ thể, bạn hãy chọn cành bánh tẻ khỏe mạnh, vặt bỏ bớt lá (chỉ nên giữ 2-3 lá trên cùng) rồi cắm vào dung dịch kích rễ khoảng 10 phút.

Sau đó, cắm cành giâm vào đất. Khoảng 60-70 ngày sau, cành giâm sẽ bén rễ. Lúc này, bạn có thể đem cành giâm trồng trong chậu to hơn. Lưu ý, sau khi trồng vào chậu, nên tưới nước liên tục trong 3-4 tuần đầu để đảm bảo độ ẩm cho cành giâm phát triển. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng đọng nước, gây thối rễ.

Loài hoa này có tên “rất kêu”, cắm cành vào đất 2 tháng liền bén rễ, không cần chăm hoa vẫn nở liên tục - 4

Cây tuyết sơn phi hồng không tốn nhiều công chăm sóc, cũng chẳng cần cắt tỉa nhiều vì cây phát triển chậm và sức đề kháng cao, ít sâu bệnh. Nếu bỏ mặc cây, chỉ cần tưới nước cây cũng có thể phát triển tốt và cho hoa quanh năm. Nhưng nếu muốn cây cho ra hoa thường xuyên, bạn vẫn cần nhớ những điểm sau:

- Đất trồng: Loại cây này thích nghi được với nhiều loại đất, nhưng cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong đất tơi xốp có trộn phân lân, phân hữu cơ và kết hợp với phân lót.

- Ánh sáng: Cây tuyết sơn phi hồng ưa sáng, nên trồng cây hoặc đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.

- Tưới nước: Cây có khả năng chịu hạn tốt, ưa nóng, nhưng để cây phát triển tốt thì bạn cần tưới nước liên tục và đều đặn cho cây.

Hạo Phi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy