Lưỡi hổ nên trồng trong chậu to hay chậu nhỏ? Nếu làm sai cây khó đâm chồi, thậm chí dễ chết

Nhiều người nghĩ rằng việc này không quan trọng, nhưng thực ra kích thước chậu đóng vai trò rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lưỡi hổ.

Lưỡi hổ là một trong những loại cây được nhiều người trồng trong nhà, vì cây có giá trị thẩm mỹ cao. Không những vậy, cây còn có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ khí độc hại và giúp xua đuổi những điều không may mắn, mang tài lộc và may mắn vào nhà.

Tuy là loại cây phong thủy phổ biến nhưng bạn có biết cây lưỡi hổ nên trồng trong chậu nhỏ hay chậu to không? Nhiều người nghĩ rằng việc này không quan trọng, nhưng thực ra nó đóng vai trò rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Lưỡi hổ nên trồng trong chậu to hay chậu nhỏ? Nếu làm sai cây khó đâm chồi, thậm chí dễ chết - 1

Thực ra, chậu trồng cây lưỡi hổ trong nhà không được quá lớn. Sở dĩ như vậy vì môi trường trong nhà tương đối kín gió, tốc độ thoát hơi nước khá chậm. Lúc này nếu trồng trong chậu to thì hơi nước sẽ không thoát ra được, lượng nước dư thừa tích tụ trong chậu sẽ khiến rễ bị thối.

Chậu càng lớn cây lưỡi hổ càng kém phát triển, thậm chí dễ chết cây vì bị thối rễ. Vì vậy, cây lưỡi hổ trồng trong chậu nhỏ là thích hợp nhất. Các loại cây xanh khác trồng trong nhà như lan chi, trầu bà,… cũng vậy. 

Lưỡi hổ nên trồng trong chậu to hay chậu nhỏ? Nếu làm sai cây khó đâm chồi, thậm chí dễ chết - 2

Nếu trồng trong chậu cao, dưới đáy chậu bạn nên lót thêm một số nguyên vật liệu như xốp, xỉ than, gạch vụn,... để tăng cường khả năng thoát nước của đất. Ngoài ra, để cây lưỡi hổ phát triển tốt, cành lá cứng cáp, dễ đâm chồi nảy lộc và ra hoa thì bạn cần chú ý thêm những yếu tố sau:

- Thường xuyên xới đất

Lưỡi hổ thích đất tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng, khi ấy cây sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn và phát triển tốt hơn. Nếu đất bị nén chặt, khả năng hấp thụ của cây sẽ kém, lá sẽ vàng và thối, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Do đó, bạn nên thường xuyên xới đất cho cây. Ngoài ra, cách này còn kích thích cây dễ mọc lên chồi mới.

- Bổ sung dưỡng chất

Cây lưỡi hổ cần được đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ sinh trưởng, nếu không bón phân thì cây sẽ còi cọc và tình trạng ngày càng xấu đi. Vì vậy bạn nên thường xuyên bón thêm một số loại phân hỗn hợp có hàm lượng đạm, lân, kali cân đối cho cây.

Thông thường, mỗi tháng bón một lần là được. Lưu ý, không nên bón phân đậm đặc để tránh gây cháy rễ.

Lưỡi hổ nên trồng trong chậu to hay chậu nhỏ? Nếu làm sai cây khó đâm chồi, thậm chí dễ chết - 3

- Kiểm soát chặt chẽ lượng nước tưới

Lưỡi hổ chịu hạn rất tốt, không cần nhiều nước nên bạn không cần tưới nước thường xuyên để tránh đọng nước và thối rễ. Tốt nhất nên đợi đất khô rồi hẵng tưới nước.

Ngoài ra, nên giữ môi trường thông thoáng thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Khi không khí hanh khô, có thể lau lá bằng khăn ẩm sạch để giữ lá đẹp và sáng bóng, căng đầy sức sống.

- Không để cây tiếp xúc với ánh nắng gay gắt

Cây lưỡi hổ sẽ phát triển tốt hơn trong điều kiện bóng râm, ánh sáng tán xạ vì nhu cầu về ánh sáng của cây không cao. Bạn không nên để cây tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, nếu không cây dễ bị cháy lá, vàng lá và èo uột, kém sức sống. 

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v