Mẹ bầu bị Covid-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không, nên làm gì để nhanh khỏi?

Đa số người nhiễm Covid-19 ở thời điểm hiện tại đều có triệu chứng khá nhẹ nhưng những mẹ đang mang thai vẫn có nỗi lo riêng vì bên trong họ còn có em bé đang phát triển.

Dù hiện tại, dịch Covid-19 không còn diễn biến căng thẳng như cách đây vài tháng nhưng số lượng ca nhiễm bệnh được ghi nhận mỗi ngày vẫn không hề ít. Nếu như những người khỏe mạnh đã tiêm vắc-xin khi mắc bệnh đa số đều có triệu chứng khá nhẹ, khỏi sau 3-5 ngày, thì những nhóm đối tượng đặc biệt vẫn đang rất lo lắng. Trong đó, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh luôn thường trực nỗi lo về việc mẹ bầu bị Covid-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không và nên làm gì để nhanh khỏi. 

Mẹ bầu bị Covid-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Chia sẻ trên Sức khỏe đời sống, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW cho biết tâm lý thai phụ khi bị COVID-19 thường hoang mang, lo lắng, bởi nhiều người lo ngại COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà đến cả em bé đang ở trong bụng. Nhưng bác sĩ khuyến cáo mọi người bình tĩnh, không nên quá sợ hãi.

Mẹ bầu bị Covid-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không, nên làm gì để nhanh khỏi? - 1

Mẹ bầu thường mang tâm lý lo lắng khi mắc Covid-19 vì sợ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Cường cho biết khi thai phụ mắc COVID-19, em bé trong bụng mẹ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi virus này. Đến nay, các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy, virus gây bệnh COVID-19 không lây truyền từ mẹ sang con. Đây là virus lây qua giọt bắn bề mặt, qua đường hô hấp chứ không lây qua đường máu, không lây truyền cho em bé khi đang trong bụng mẹ.

Mẹ bầu bị Covid-19 có nguy hiểm hơn không? 

Cũng trong bài chia sẻ trên, PGS.TS Trần Danh Cường khuyến cáo, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị biễn biến nặng khi mắc COVID-19 bởi trong quá trình mang thai, phụ nữ có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định.

Đây chính là yếu tố nguy cơ, bởi khi có thai do phải nuôi 1 đứa trẻ trong bụng nên tử cung của thai phụ sẽ to hơn, đẩy cơ hoành lên cao, đẩy dung tích phổi giảm xuống cản trở hô hấp. Vì thế nhu cầu oxy của phụ nữ mang thai cao hơn người bình thường.

Tiếp đến, bản thân phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Vì thế khi mắc COVID-19 nguy cơ tăng nặng nhanh.

Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai có bệnh nền hoặc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch,béo phì, bệnh mạn tính ở phổi… hoặc trên 35 tuổi mới mang thai… sẽ khiến dễ gây ra biến chứng trong thai kỳ.

Mẹ bầu bị Covid-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không, nên làm gì để nhanh khỏi? - 2

Bà bầu bị Covid-19 dễ diễn biến nặng hơn các đối tượng khác. (Ảnh minh họa)

Cùng với những yếu tố trên, nếu thêm mắc COVID-19 thì nguy cơ biến chứng thể nặng của phụ nữ mang thai càng cao.

"Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 khi diễn biến chuyển nặng nhanh chóng sẽ buộc phải nằm hồi sức, can thiệp thở máy, ecmo… với tỷ lệ cao, thậm chí có thể gây tử vong mẹ, nguy cơ cho thai nhi. Đây là lý do các nhà quản lý, nhà khoa học thấy rằng việc chăm sóc thai kỳ, đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết"- PGS.TS Trần Danh Cường nói.

Bà bầu bị Covid-19 nên làm gì? 

Ngày 28/3/2022, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn Chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19.

Theo đó, người mắc COVID-19 là phụ nữ có thai để được điều trị tại nhà phải là người chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Không có một trong các dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa như: Đau bụng liên tục và/hoặc tăng dần; ra máu âm đạo; ra nước ối; ngất hoặc co giật; phù mặt, chân, tay; đau đầu, nhìn mờ; không có cử động thai (đối với thai > 20 tuần) hoặc cử động thai yếu hơn bình thường hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.

Mẹ bầu bị Covid-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không, nên làm gì để nhanh khỏi? - 3

Bà bầu bị Covid-19 vẫn cần duy trì khám thai định kỳ đầy đủ. (Ảnh minh họa)

Về quản lý thai, chăm sóc thai nghén, cần:

- Duy trì khám thai định kỳ. Ngoài ra, khám thai vào bất kỳ thời điểm nào nếu phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc khi có chỉ định của nhân viên y tế.

- Nếu thai phụ mắc COVID-19 đến ngày hẹn khám thai và không có các dấu hiệu bất thường về sản khoa, có thể khám thai từ xa hoặc tư vấn thai phụ đợi đến ngày hết cách ly.

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động và tập thể dục, bổ sung vi chất dinh dưỡng, không sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc thụ động, không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích, chất gây nghiện khác.

 - Duy trì bổ sung sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của nhân viên y tế (tạm dừng khi có các triệu chứng nôn, tiêu chảy).

Cách phòng tránh Covid-19 cho bà bầu

Tuy mẹ bầu bị Covid-19 không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng dễ có diễn biến nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. Vì vậy việc phòng tránh Covid-19 cho bà bầu là rất cần thiết. Hiện tại, bước tốt nhất để tránh nhiễm virus Sars-Cov2, virus gây bệnh Covid-19, khi mang thai là tuân thủ các biện pháp phòng ngừa theo các bước sau:

Mẹ bầu bị Covid-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không, nên làm gì để nhanh khỏi? - 4

Bà bầu cần tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 khi đủ điều kiện về số tuần thai và sức khỏe. (Ảnh minh họa)

- Rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước thường xuyên.

- Sử dụng khẩu trang đúng cách.

- Tránh tiếp xúc gần với những người bị sốt và ho.

- Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi.

- Khăn giấy được dùng để vệ sinh tay sau khi ho hoặc hắt hơi cần được vứt bỏ vào thùng rác ngay lập tức.

- Đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng suy hô hấp sau khi đi du lịch hay có tiếp xúc với người nghi nhiễm…

- Đảm bảo vệ sinh ăn uống bằng việc thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi.

- Tuân thủ lịch khám thai. Trường hợp không muốn đi khám thai mùa dịch, mẹ bầu nên gọi điện vào đường dây nóng của bệnh viện nơi thường xuyên tiến hành khám thai để được tư vấn về việc giãn cách nhằm không bỏ qua các mốc khám thai quan trọng.

- Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 khi đủ điều kiện về số tuần thai và sức khỏe. 

Minh An

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về