Mẹ bỉm vừa đi đẻ về mách những thứ cần mang theo trong giỏ đồ để an tâm vượt cạn

“Nói chung các chị em đi đẻ chỉ cần mang theo ít đồ cần thiết như vậy thôi. Còn lại tất cả các thứ ở viện đều có sẵn hết, không cần mang nhiều vì xách đi xách về lỉnh kỉnh mệt lắm", mẹ bỉm nói.

Vừa đi đẻ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương về, mẹ bỉm Nguyễn Khánh Huyền, 26 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội đã có kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé đầy đủ, giúp an tâm hơn để bước vào cuộc “vượt cạn” khó khăn.

Giống như nhiều mẹ bỉm sữa khác, sắp tới ngày sinh nở, chị Khánh Huyền cũng lên kế hoạch mua sắm đồ sơ sinh và chuẩn bị giỏ đồ trước để khi có dấu hiệu chuyển dạ thì vợ chồng chỉ việc xách làn đi đẻ.

Ban đầu, mẹ bầu này sắp xếp rất nhiều đồ đạc vào giỏ đồ mang đi đẻ bởi muốn sau sinh mọi thứ trong viện phải đầy đủ nhất. Tuy nhiên, khi lên các hội nhóm mẹ bỉm, được các chị em mách nước những món đồ mang theo nên chị Khánh Huyền bắt đầu cân nhắc.

Mẹ bỉm vừa đi đẻ về mách những thứ cần mang theo trong giỏ đồ để an tâm vượt cạn - 1

Trước sinh khoảng 1 tháng, chị Khánh Huyền sẽ bắt đầu chuẩn bị những nhóm đồ và để gọn gàng để tránh bị lãng quên hay bỏ sót. (Ảnh minh họa).

“Được nhiều các mẹ bỉm mách nước trên các hội nhóm nên mình đã soạn đồ đi sinh với tiêu chí không đầy nhưng phải đủ. Vì thế mình mạnh dạn bỏ nhiều các món đồ không cần thiết đi để “hành trang đi sinh” của mình thật gọn gàng khi vào viện. Ngoài ra, suốt cả hành trình đi đẻ, mình luôn chuẩn bị tinh thần bình tĩnh nhất, không được cuống lên để không bị động”, mẹ bỉm nói.

Theo mẹ bỉm chia sẻ, trước sinh khoảng 1 tháng, chị Khánh Huyền sẽ bắt đầu chuẩn bị những nhóm đồ dùng sau đây và để gọn gàng trong chiếc làn nhựa để tránh bị lãng quên hay bỏ sót. Sau đây là những thứ chị Khánh Huyền mang theo đi đẻ:

Những đồ mang theo cho mẹ dùng:

- 1 bộ quần áo mặc ra viện, tất chân, bông nút tai, mũ.

- 2 miếng băng vệ sinh loại cho người già để dùng những ngày đầu nhiều sản dịch.

- 1 túi băng vệ sinh dạng quần dùng cho những ngày hôm sau ít sản dịch.   

Mẹ bỉm vừa đi đẻ về mách những thứ cần mang theo trong giỏ đồ để an tâm vượt cạn - 2

 Mẹ bỉm Nguyễn Khánh Huyền bên con mới sinh. (Ảnh: NVCC)

Những đồ mang theo cho con:

- 1 bộ quần áo ra viện của con tùy theo tình hình thời tiết mà mẹ mang phù hợp.

- Bình sữa, cọ bình, sữa công thức để cho con ăn khi sữa mẹ chưa về.

- Bỉm cho con mang khoảng 10-15 chiếc bởi khi tắm cho bé các y tá ở viện sẽ thay bỉm ở viện cho con nhưng trong suốt cả ngày bé cũng xì xoẹt nhiều, cần phải thay.

- Khăn sữa 5-10 chiếc.

- Nước muối sinh lý nhỏ mũi mắt cho con.

- Tỏi, son, con dao, khăn bông bay che mặt con dùng khi ra viện.

Những đồ dùng khác:

- 1 bình giữ nhiệt nhỏ để lấy nước nóng từ cây vào đỡ phải đi lại nhiều lần.

- 1 chậu nhỏ để lấy nước lau khi con vệ sinh nếu dùng khăn đa năng.

- Khăn mặt, bàn chải đánh răng của mẹ và người nhà đi cùng.

- Cốc, thìa của mẹ và người nhà uống nước.

Lưu ý của mẹ bỉm khi sắp đồ đi sinh:

- Các mẹ bỉm nên mang ít đồ bởi bệnh viện thứ gì cũng có. Tại viện có quần áo mặc cho bé và mẹ trong những ngày sau sinh tại đây. Nếu em bé sau sinh dùng đồ của viện mà bị bẩn, các mẹ bỉm có thể mang đổi bất kì lúc nào ạ, kể cả ban đêm. Ở viện bé sẽ được mặc áo, đội mũ và quấn khăn ủ ngoài ạ. Mũ đội cho bé, các sản phụ có thể thay mũ của viện bằng mũ của mình mang theo cũng được.

Mẹ bỉm vừa đi đẻ về mách những thứ cần mang theo trong giỏ đồ để an tâm vượt cạn - 3

Các mẹ bỉm nên mang ít đồ bởi bệnh viện thứ gì cũng có. (Ảnh minh họa)

- Các loại kem và cả sữa tắm cho bé không cần mang đi vì các cô y tá tắm cho bé hàng ngày, chăn bệnh viện cũng cấp, mang đi lỉnh kỉnh thêm.

- Mẹ bỉm có thể mang khăn mặt theo lau người chứ không cần thiết phải dùng dịch vụ tắm khô cho mẹ. Mang khăn, chậu nhờ người nhà lấy nước ấm lau người cũng chẳng khác gì tắm khô rồi về nhà thì tắm.

“Nói chung các chị em đi đẻ chỉ cần mang theo ít đồ cần thiết như vậy thôi. Còn lại tất cả các thứ ở viện đều có sẵn hết, không cần mang nhiều vì xách đi xách về lỉnh kỉnh mệt lắm. Ngoài ra, cần nhất là mang theo tiền nhé để tiện mua sắm và sử dụng các dịch vụ nếu muốn”, mẹ bỉm đang ở cữ chia sẻ.

Thảo Nguyên

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về