Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện

Đi đẻ ở Úc có gì khác biệt là tò mò của không ít mẹ bỉm sữa. Cùng mục sở thị toàn cảnh đi đẻ của mẹ Việt ở một viện tư của thành phố Newcastle, Australia nhé!

Tuần trước, chị Đỗ Thị Thùy Dương, 37 tuổi, đang sống ở thành phố Newcastle, Australia đã sinh con thứ 3. Năm 2010, vợ chồng chị Dương em sinh bé đầu ở Việt Nam. 9 năm sau họ lại đón nhận em bé thứ 2 chào đời. Và mới đây chị sinh thêm bé thứ 3 cách bé đầu 13 năm.

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 1

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 2

Gia đình chị Dương đang sống ở thành phố Newcastle, Australia. (Ảnh: NVCC)

Khi biết tin có bầu lần 2, cả nhà rất hạnh phúc và bất ngờ. Còn lúc biết tin mang bầu bé thứ 3 mang lại cho mẹ bỉm nhiều cảm xúc trái ngược đan xem.

“Lúc sinh bé thứ 2 xong, vợ chồng mình đã định dừng lại vì đã có cả nếp cả tẻ, nhưng cũng thấy tiếc vì 2 có vẻ hơi ít. Chưa kể sống ở Úc, phần nhiều các gia đình ở đây đều có từ 3 con trở lên nên vợ chồng mình quyết để tự nhiên xem như thế nào, ai ngờ dính luôn”, chị Dương chia sẻ.

Khi có bầu tập 1, chị Dương chỉ mới 24 tuổi còn khi bầu tập 3 chị đã 37 tuổi nên hành trình bầu bí cũng khác biệt đáng kể. Chưa kể việc mang thai ở 2 nơi khác nhau (Việt Nam và Úc) cũng có nhiều khác biệt.

Được biết cả 3 bé của vợ chồng chị Dương đều sinh ở tuần 38 nhưng bé gái đầu nặng 2,8kg còn bé trai thứ 2 nặng 3,68kg và bé trai thứ 3 nặng 3,75kg.

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 3

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 4

Khi sinh con thứ 2 và 3, chị Dương đều đăng ký bác sĩ và dịch vụ của viện tư. (Ảnh: NVCC)

“Có sự khác biệt này là do hồi trẻ mang bầu mình ít để ý đến vấn đề dinh dưỡng, hay ăn vặt vì món ăn đường phố ở Hà Nội ngon quá. Suốt thai kỳ, bên cạnh việc uống các loại vitamin tổng hợp, canxi, DHA mình ăn tùy thích nhưng chú trọng nhiều rau, chất xơ. Đến giữa thai kỳ, kết quả thử máu thấy sắt bị thiếu nhiều, bác sĩ khuyên ăn nhiều thịt bò nên anh xã làm các món bò bít tết và mỳ Ý bò băm rất thường xuyên. Cả thai kỳ mình tăng khoảng 15kg”, chị Dương nhớ lại.

Ngày đi đẻ của chị Dương cũng khá nhẹ nhàng. Bởi trước ngày đi đẻ bé thứ 3, chị còn đi chơi xa với quãng đường cả đi lẫn về 350km. Buổi tối ấy về, chị thấy có dấu hiệu sinh nên trưa hôm sau đã gọi điện cho bệnh viện nhắn qua ngay kiểm tra. Và đầu giờ sáng hôm sau chị Dương đã mẹ tròn con vuông.

“Từ lúc vào viện các y tá luôn túc trực đo nhịp tim thai nhi, hỗ trợ và động viên, bác sỹ đỡ đẻ đến khi ê kip hộ sinh bắt đầu chọc ối. Khi siêu âm, bác sĩ thấy mặt của thai nhi ngửa lên trên nên hỏi ý kiến mình can thiệp bằng gây tê tủy sống để thai xoay đúng chiều. Tuy nhiên do tìm hiểu về gây tê tủy sống và sợ những tác dụng phụ có thể xảy ra sau này mình quyết tâm để tự nhiên và may mắn là sau 30 phút bé tự ra đúng chiều và vượt cạn suôn sẻ”, chị Dương kể lại.

Cũng giống như ở Việt Nam, dịch vụ thai sản ở Úc có viện công và viện tư. Viện công được miễn phí hoàn toàn, từ lúc mang bầu đến khi đẻ sẽ được hộ lý thai sản khám thai vài lần. Khi sinh xong sẽ nằm trong các buồng sau sinh cùng với các thai phụ khác, ngăn cách bởi rèm. Tuy nhiên, người nhà sẽ không được ở lại cùng qua đêm và sẽ phải xuất viện nhanh chóng do số lượng thai phụ tại các viện công ngày càng đông. Có trường hợp 6 tiếng sau sinh thai phụ đã bị yêu cầu xuất viện do thiếu giường.

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 5

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 6

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 7

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 8

Thời gian lưu trú tại viện tư là 5 ngày, mỗi ngày các y tá và bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của em bé theo danh sách. (Ảnh: NVCC)

Những khác biệt khi sinh con ở Úc

Khi sinh con thứ 2 và 3, chị Dương đều đăng ký bác sĩ và dịch vụ của viện tư. Bởi theo chị, sinh đẻ là hành trình vất vả của người phụ nữ nên bản thân chị muốn được sử dụng dịch vụ tốt nhất.

Do đó, từ lúc mang bầu đến khi sinh chị Dương được khám và siêu âm bởi bác sĩ khoa sản hơn 10 lần, sau sinh được nằm phòng riêng, có giường cho người nhà qua đêm. Thời gian lưu trú tại viện tư là 5 ngày, mỗi ngày các y tá và bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của em bé theo danh sách. Ví dụ: ngày 1 kiểm tra hệ tim mạch, ngày 2 kiểm tra thính giác, ngày 3 kiểm tra cân nặng, xét nghiệm bệnh truyền nhiễm, ngày 4 kiểm tra độ vàng da... Đến ngày thứ 5, khi các điều kiện được đáp ứng, 1 bác sĩ trẻ sẽ kiểm tra tổng quát và ký giấy cho ra viện. Nếu gặp vấn đề gì cần theo dõi thêm, mẹ và em bé sẽ ở lại viện cho đến khi nào ổn mới phải ra viện.

Riêng về chi phí sinh như mẹ bỉm kể ở trên, viện công sẽ được miễn phí trong khi viện tư sẽ phải trả phí. Phí sinh ở viện tư của chị Dương bao gồm phí dịch vụ khám thai kỳ với bác sỹ sản, khoảng 5000$ (khoảng 80 triệu đồng); phí đỡ đẻ: 3000$ (khoảng 48 triệu đồng); dịch vụ phòng/y tá chăm sóc: 1822$ (khoảng 29 triệu đồng)/1 ngày x 5 ngày. Chi phí này 1 phần được trả bởi bảo hiểm nhưng không đáng kể, 1 phần do gia đình sản phụ tự chi trả. Tính ra tổng chi phí chuyến đi đẻ của chị Dương hết 273 triệu đồng.

“Tất nhiên là tiền nào của nấy, ở viện tư bạn sẽ được chăm sóc với dịch vụ tốt nhất, phòng ốc yên tĩnh, các y tá chăm sóc chu đáo, nhẹ nhàng và tận tình”, mẹ bỉm nhận xét.

Trải nghiệm đi đẻ ở bệnh viện tư nhân ở Úc, bản thân sản phụ thấy có 1 số điểm thú vị khi đẻ ở nước ngoài như sau:

Thứ nhất, ở Úc bác sỹ rất chú trọng đến việc xét nghiệm máu để tìm những biến chứng thai kỳ. Bé thứ 2 nhà chị Dương nhờ xét nghiệm máu sớm nên mẹ bầu đã tránh được tiền sản giật.

Thứ 2, trước khi sinh khoảng 1 tháng, bệnh viện nơi chị đăng ký sinh có tổ chức 1 tour đi tham quan và giới thiệu cơ sở vật chất phòng đẻ, phòng tắm, phòng sau sinh... Đặc biệt họ giới thiệu rất kỹ những thiết bị hỗ trợ cấp cứu trong phòng đẻ.

Ở đầu giường sản phụ nằm có 1 nút đỏ, nút này được kết nối đến hệ thống cấp cứu của toàn bệnh viện và các ekip trực cấp cứu của các bệnh viện lân cận (cung cấp máu, chuyên gia sản, ekip phẫu thuật...). Khi sản phụ đẻ, nút được để chế độ chờ, nếu có gì trục trặc, nút sẽ được kích hoạt ngay. Nút chỉ được tắt đi khi các chỉ số sau sinh của sản phụ ổn định và trở về phòng nghỉ.

Thứ 3, trong phòng sinh, bệnh viện không yêu cầu cả thai phụ và người nhà phải mặc quần áo bệnh viện hay mặc đồ bảo hộ gì cả. Tức là sản phụ thích mặc quần áo gì thì mặc, thoải mái giống như đang ở nhà.

Thứ 4, sau sinh vài giờ, y tá luôn khuyên người mẹ tắm nước ấm chứ không cần kiêng nước.

Thứ 5, bệnh viện cung cấp tất cả đồ sơ sinh từ A-Z nên mẹ chỉ việc đến đẻ.    

Thứ 6, thức ăn sau sinh cũng không kiêng kị gì, miễn là ấm nóng, đủ chất và hạn chế dầu mỡ. 

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 9

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 10

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 11

Sau sinh, sản phụ ở Úc ăn uống không kiêng khem thứ gì. (Ảnh: NVCC)

Đặc biệt, sản phụ sau sinh ở Úc thường không gặp nhiều khó khăn trong việc chăm con nhỏ do có sự hỗ trợ từ chính phủ, bệnh viện và cơ quan làm việc. Bên cạnh đó bản thân chị Dương cũng có sự hỗ trợ đắc lực từ anh xã. Anh là người nấu nướng tất cả các món ăn cho vợ trong quá trình mang bầu và sau sinh.

“Mình từng 3 lần thai sản thì anh xã là người chưa từng bỏ lỡ 1 buổi siêu âm, thăm khám nào cả. Toàn bộ thời gian sinh con và nằm viện anh xã đều bên cạnh chăm sóc động viên. Tuy nhiên cũng có những khó khăn khi sinh em bé ở Úc. Vì mình định cư ở Úc nên không có nhiều sự hỗ trợ từ gia đình, người thân; tự vợ chồng phải chăm sóc các con là chính vì ông, bà ngoại có sang cũng chỉ được 1 thời gian nên vợ chồng phải cố gắng nhiều. Bên cạnh đó mình vẫn mê ẩm thực Hà Nội nên khi ở cữ nhiều lúc thèm món này món kia cũng khó được thưởng thức. Ngoài ra cơm cữ, các bữa phụ và cách chăm sóc sau sinh ở Úc của mình cũng khá đơn giản. Mình ăn những gì mình thích nhưng giàu đạm, rau và chất xơ. Gần như mình không kiêng khen gì, trừ việc hạn chế dầu mỡ”, mẹ bỉm thừa nhận.

Hiện mẹ bỉm sữa này cho rằng, với chị 3 con là đủ đầy và hoàn thành công việc sinh nở của người mẹ. Do đó, vợ chồng chị Dương chỉ cố gắng hết sức để các con có 1 cuộc sống thật tốt: học hành, sức khỏe và niềm vui cuộc sống.

Mẹ Việt đi đẻ 5 ngày ở Úc hết 273 triệu đồng, đầu giường sản phụ luôn có nút đỏ, trục trặc sẽ kích hoạt toàn viện - 12

Thảo Nguyên

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

“Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Từ Quảng Nam ra Huế phải qua đèo Hải Vân, có thể đi ô tô hoặc tàu lửa. Con đường quanh co men theo sườn núi, nhìn sang phía bên kia là biển xanh bao la, và ngang đầu mây trắng lửng lơ bay…