Nàng dâu Pháp khiến mẹ chồng Việt được dịp bất ngờ với cách dạy con "có một không hai"
2 tháng hè qua Pháp thăm cháu, tôi ngỡ ngàng trước cách giáo dục con của nàng dâu Lara.
Mỗi bà mẹ trên thế giới đều có những quan điểm và giá trị riêng về cách nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, chung quy lại, tất cả đều mong muốn con cái của mình trở thành những người có tố chất tốt đẹp, có khả năng tự lập và hoàn thiện bản thân, để từ đó đóng góp và phát triển cho xã hội.
Gần đây, một bà mẹ Việt đã có cơ hội chứng kiến cách dạy con của con dâu người Pháp, và đã chia sẻ về những cảm nhận và suy nghĩ của mình. Chị cho biết, trong khi chị có xu hướng nuôi dạy con theo cách truyền thống, thì con dâu người Pháp lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác.
(Ảnh minh hoạ)
Bài chia sẻ của chị đã nhận được sự quan tâm và lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, khiến nhiều bà mẹ khác cũng bắt đầu suy nghĩ và thảo luận về các phương pháp nuôi dạy con hiệu quả hơn, phù hợp với từng gia đình và con cái của mình.
Nội dung bài chia sẻ như sau:
Trong thời gian du học ở Pháp, con trai tôi có quen một cô bạn gái tên là Lara ở bên đó. Vì hợp nhau nên sau khi ra trường, con trai đã quyết định lập gia đình cùng cô bạn gái người Pháp và định cư ở đất nước này. Hiện tại, gia đình nhỏ của con trai gồm có 4 thành viên, cháu trai nhỏ Tony năm nay đã được hơn 3 tuổi và cô cháu gái Cherny 8 tuổi.
Cũng đã gần 2 năm không được gặp các con và cháu vì dịch bệnh. Thế là mùa hè năm nay, tôi quyết định dành 2 tháng để sang Pháp thăm gia đình con trai. Suốt 2 tháng hè lưu lại Pháp, tôi đã được trải nghiệm tận mắt bất ngờ này đến bất ngờ khác, bởi cách giáo dục con cái "có một không hai" của nàng dâu Pháp Lara.
Con cái ngủ riêng, không ngủ chung với bố mẹ
Thời gian đầu qua Pháp, vì nhớ cháu nên buổi tối tôi có ngỏ ý ngủ cùng Chermy và Tony. Nhưng điều khiến tôi bất ngờ là chưa đợi bố mẹ phản ứng, 2 đứa cháu tôi đã lắc đầu, từ chối lời đề nghị của bà, với lý do là các cháu đã quen với việc ngủ riêng, không ngủ chung với bố mẹ hoặc ông bà, hay bất kỳ người lớn nào ngay từ khi còn bé.
Với lời giải thích này, tôi thực sự có chút bất ngờ. Vì ở Việt Nam, tôi cũng còn 4 đứa cháu khác, nhưng có cháu đến bây giờ dù đã được 10 tuổi nhưng vẫn còn ngủ chung với bố mẹ.
Hai nàng dâu Việt cũng không quá khắt khe trong vấn đề này, chỉ đơn giản là vì con còn nhỏ nên để con ngủ với bố mẹ sẽ tốt hơn, như vậy thì có thể giúp các con gắn kết với bố mẹ. Việc tách giường quá sớm sẽ khiến con cái và bố mẹ có khoảng cách.
Đó là quan điểm của hầu hết các bà mẹ Việt mà tôi đã từng được biết trong vấn đề nuôi dạy con ngủ nghỉ. Nhưng nàng dâu Lara của tôi lại khác, con bé đã tập cho 2 đứa cháu của tôi ngủ trên giường của chúng và trong phòng ngủ riêng từ khi chúng còn nhỏ.
(Ảnh minh hoạ)
Một lần khác, giữa đêm tôi chợt bừng tỉnh bởi tiếng khóc của cháu trai Tony. Tôi hốt hoảng chạy vào phòng và muốn bế thằng bé lên dỗ dành, trong đầu suy nghĩ hay là ở lại phòng cho thằng bé yên tâm. Thế nhưng lúc này, nàng dâu Lara lại chỉ mất vài giây để dỗ thằng bé, khiến cho thằng bé yên tâm, rồi sau đó liền quay về phòng của mình.
Hành động này khiến tôi khá khó chịu, vì nghĩ sao làm mẹ mà có thể vô tâm với con cái như thế! Tuy nhiên trước vẻ hơi mặt hơi nhăn nhó của tôi, nàng dâu đã thủ thỉ vào tai tôi rằng "Mẹ yên tâm, thằng bé ổn rồi!", và điều thực sự bất ngờ là suốt đêm đó đến sáng, tôi không còn nghe tiếng khóc của thằng cháu. Qua vài tình huống như thế, tôi thực sự đã được con dâu "đại khai nhãn giới" với cách dạy con "độc lạ" nhưng vô cùng hiệu quả này.
Trẻ em cũng không được có đặc quyền thức ăn riêng
Lần đầu tiên khi ngồi vào bữa ăn chung của gia đình con trai, trước một bàn đầy thức ăn đẹp mắt, tôi cảm thấy khoảnh khắc này thật ấm cúng. Nhưng cũng nhanh chóng nhận ra một sự khác biệt, vì các con dâu ở phương Đông của tôi đều sẽ chuẩn bị cho các con một phần thức ăn riêng, đặc biệt là nếu con còn đang ở độ tuổi còn nhỏ từ 2 - 4 tuổi. Nhưng nhìn vào bàn ăn con dâu Pháp chuẩn bị, tôi không thấy món nào dành riêng cho các cháu cả.
Cứ nghĩ như thế thì thằng cháu Tony mới 3 tuổi của tôi sẽ phải ăn như thế nào. Nhưng nhìn thấy cách ăn uống của các cháu trên bàn ăn sau đó, tôi biết bản thân đã thực sự "lo xa". Không phân biệt thức ăn riêng cho trẻ hay thức ăn người lớn, cả Tony và Cherny đều rất lịch sự và vui vẻ trong bữa ăn.
Dù còn nhỏ nhưng các cháu đều có thái độ ăn uống "chững chạc" như người lớn. Mọi thức ăn trên bàn Tony và Cherny đều ăn được, và tôi để ý nếu có món nào không thích, các cháu cũng sẽ chủ động nếm thử trước khi từ chối rồi chuyển qua ăn món khác, chứ không hề tỏ thái độ chê bai hay mè nheo. Tôi thực sự đánh giá cao tính tự lập và lịch sự trên bàn ăn của 2 đứa cháu này.
(Ảnh minh hoạ)
Khác hẳn so với những gì tôi từng chứng kiến trong một số gia đình ở Phương Đông, mỗi lần đến bữa ăn đều như một "cuộc chiến". Bố mẹ phải dỗ dành, nài nỉ, rườm rà chuẩn bị thức ăn riêng cho con, thậm chí là nhiều đứa trẻ còn phải nhờ bố mẹ đút ăn dù đã bước vào độ tuổi đến trường.
Hầu như việc ăn uống của những đứa trẻ này đều khiến không ít ông bố bà mẹ phải đau đầu vì quá vất vả, bởi chúng hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ chứ không hề xây dựng được tính tự lập trên bàn ăn giống như 2 đứa cháu Tony và Charny của tôi.
Không bao giờ có tính mè nheo, ăn vạ
Một ngày nọ, con dâu Lara đưa tôi cùng 2 đứa cháu đến siêu thị gần nhà để mua sắm một ít thực phẩm, cùng đồ dùng cần thiết trong nhà. Lúc đang vui vẻ cùng các cháu lựa đồ, tôi tình cờ chứng kiến ở hàng đồ chơi gần đó, một bé trai 5 tuổi, có vẻ không phải là người ở đây vì nói ngôn ngữ nghe khá lạ. Thằng bé thích xe điều khiển nhưng mẹ nó không mua, nên thằng bé khóc rống lên, ngồi bệt xuống đất ăn vạ và nhất quyết không chịu rời đi, tay còn ôm chặt chiếc xe điều khiển mặc cho bà mẹ ở bên ra sức dỗ dành.
Nhìn thấy cảnh tượng này, tôi cũng nghĩ hay là mình đưa 2 đứa cháu đi lựa đồ chơi và mua cho chúng một món quà, nhân dịp bà sang Pháp thăm các cháu. Vừa nghĩ đến ý định này thì tôi liền dắt 2 đứa nhỏ đến hàng đồ chơi, thằng bé Tony lúc này tỏ ra vô cùng háo hứng, vui vẻ vì được nhận quà từ bà.
Tuy nhiên chị gái Charny lại phản ứng ngược lại. Con bé nhẹ nhàng nói với thằng em Tony "Tony à! Tuần vừa rồi bố mẹ vừa mua đồ chơi cho chị em mình rồi cơ mà. Em không nhớ lời mẹ dặn à, mỗi tháng nếu mình ngoan thì sẽ được thưởng 1 món đồ chơi, tháng này bố mẹ đã thưởng cho mình rồi! Thế nên em không được đòi bà mua đồ chơi nữa đâu đấy!" Nghe lời nói như "bà cụ non" của cô chị với thằng em, tôi cảm thấy vừa buồn cười lại vừa thương.
Lúc này tôi đoán thằng cháu Tony sẽ không đồng ý mà mè nheo cho xem, vì có vẻ như thằng bé rất thích chiếc máy bay tôi định mua tặng. Tuy nhiên một lần nữa tôi lại rất bất ngờ trước phản ứng của thằng cháu chỉ mới 3 tuổi. Sau khi nghe chị gái nói vậy, nó đã ngoan ngoãn nghe lời, bỏ lại món đồ chơi về chỗ cũ một cách ngăn nắp rồi tiếp tục vui vẻ đi dạo siêu thị cùng chị gái và bà, mà không một chút thái độ giận hờn hay đòi hỏi.
(Ảnh minh hoạ).
Thực sự đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, tôi tự hỏi nàng dâu Pháp này đã nuôi dạy 2 đứa cháu của tôi tốt đến thế nào mà dù tuổi còn nhỏ, nhưng Charny và Tony đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện và biết tự lập giống như người lớn. Lần "đại khai nhãn giới" này của con dâu khiến tôi phải suy nghĩ lại quan điểm nuôi dạy con cháu của mình từ trước đến nay.
Bình luận