Nếu hôn nhân không thể sống được nữa, hãy cho nó quyền An Tử!

Khi một cuộc hôn nhân không còn sống được nữa, hãy cho nó được quyền An Tử. Quyền An Tử là sự tử tế chúng ta có thể tặng lại cho cuộc hôn nhân không còn cơ hội nào để sửa chữa lại nữa.

Đó là câu nói của nhà báo, nhà văn Hoàng Anh Tú hay còn được biết đến là anh Chánh Văn nổi danh một thời của báo Hoa Học Trò. Theo anh, hôn nhân là chyện của 2 người nhưng ly dị đôi khi lại thành chuyện của nhiều người và không ai muốn cho hôn nhân cái quyền An Tử một cách văn minh cả. 

Bởi họ đã quyết định ly dị nhưng có quá nhiều điều khiến họ không cam lòng. Có khi là từ những người vợ đã quyết định ly dị, nhận quyền nuôi con rồi nhưng vẫn hạnh họe đủ điều ngăn cản chồng gặp con, tranh chấp thời gian giữ con.

Có lúc lại là những người chồng, ti tiện đến độ cái bình nóng lạnh cũng cắt dỡ mang đi. Có khi còn thêm những người thứ 3 bị kéo vào. Lại có khi bạn bè mỗi người một câu vì thương nhưng thành lời khích bác, kích động chiến tranh. 

Nếu hôn nhân không thể sống được nữa, hãy cho nó quyền An Tử! - 1

Nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú. 

Không còn là vợ chồng với nhau nữa thì vẫn có thể là bạn bè để cùng nhau nuôi dạy con cái nên người chứ. Là ai trong chúng ta cũng đều nghĩ thế khi ta không phải trải qua đớn đau như họ. Khi chúng ta vẫn còn tỉnh táo, chúng ta đều nói được những lời như vậy.

Cho đến khi chúng ta như họ, trải qua những ngày tháng cuối cùng của một cuộc hôn nhân. Ai còn tiếc nuối hôn nhân nhiều hơn thì họ sẽ đau đớn nhiều hơn. Nhưng ngay cả khi không tiếc nuối, vẫn có những thứ cảm xúc đớn đau khi nghĩ về những năm tháng đã từng cùng nhau xây đắp mộng ước hôn nhân này. Con người là vậy. Hôn nhân khi còn sống càng hạnh phúc thì lúc ly dị sẽ càng đớn đau. Thật khó để khuyên họ cho hôn nhân được quyền An Tử.

Nhưng thiết nghĩ, đớn đau cũng là một xác tín cho chúng ta thấy chúng ta đã trân quý những năm tháng hạnh phúc đến thế nào. Vậy thì cứ đau đớn đi. Chỉ là đừng để nỗi đau làm cho mắt bị nhòa đi thành thù hận. Chúng ta không mất đi cuộc hôn nhân này đâu, chỉ là cuộc hôn nhân đó đã hoàn tất rồi.

Nếu hôn nhân không thể sống được nữa, hãy cho nó quyền An Tử! - 2

Cho hôn nhân quyền An Tử tức là cho nó một cái kết đúng nghĩa, mỗi người một đường riêng. (Ảnh minh họa)

Những tranh chấp về con cái, tài sản, khoản nợ, vay… xét cho cùng đều có thể giải quyết được khi chúng ta đủ tỉnh táo. Bằng nếu ta vẫn mờ nhòa trong sự đau đớn, chúng ta sẽ không thể giải quyết được đâu, mà thành đớn đau thêm, mà thành kẻ thù, mà thành đối địch.

Hãy cho hôn nhân của mình được quyền An Tử. Là cho nó một cái kết đúng nghĩa, mỗi người một đường riêng. Là bạn cũng có cuộc đời mới của mình để bạn sống. Đối phương cũng vậy. Hãy chừa một con đường sống cho nhau, đừng đuổi cùng giết tận.

Và ngay cả nếu bạn bắt đầu với một người bạn đường mới, xin hãy chậm lại, nếu bạn yêu thương người bạn đường mới của bạn, đừng kéo họ vào những rắc rối mà bạn chưa giải quyết xong. Đừng lôi kéo bất cứ ai vào mớ ngổn ngang mà bạn chưa giải quyết xong. Hôn nhân là chuyện của 2 người thì ly dị cũng nên chỉ là chuyện của 2 người vậy.

Nếu hôn nhân không thể sống được nữa, hãy cho nó quyền An Tử! - 3

Cho hôn nhân được quyền An Tử, khó nhưng nếu ta biết và muốn thì ta sẽ có thể làm được. (Ảnh minh họa)

Hãy cho hôn nhân được quyền An Tử bằng việc bạn và bạn đời hết hạn của mình ngồi lại với nhau. Đừng phán xét lỗi tại ai nữa. Đừng tranh thắng. Đừng ham muốn đối phương phải đau khổ như mình. Hãy thử tử tế lần cuối với nhau đi. Hãy thử nói chuyện với nhau như hai đối tác bắt đầu một hợp đồng mới đi. Hợp đồng chia sẻ việc nuôi dạy con sau ly dị. Chúng ta cùng mong con cái bớt tổn thương nhất khi cha mẹ ly dị kia mà?

Phụ nữ ạ, hãy bằng sự mềm mỏng của mình. Đàn ông ạ, hãy bằng sự chính trực của mình. Và ngay cả khi cô ấy không có sự mềm mỏng, anh là đàn ông, hãy bỏ qua được không? Và ngay cả khi anh ấy lộ rõ bản chất xấu xí, bạn là phụ nữ, hãy vị tha được không? Là nhắc nhau rằng: Hãy cho hôn nhân được quyền An Tử. Bởi hôn nhân ấy cũng đã không còn nữa rồi. Bởi chúng ta, xét cho cùng, cũng đã từng có một thời đầu gối tay ấp. Khó đấy, nhưng nếu ta biết và muốn, ta sẽ có thể làm được!

Theo Hoàng Anh Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về