Nếu muốn con thành công, chuyên gia nói: Đừng hy sinh cho con, bố mẹ viên mãn con tự noi gương

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cách giáo dục tốt nhất là bố mẹ và con cái phấn đấu, chăm chỉ một cách độc lập

Người dẫn chương trình Yang Lan cho biết: "Đừng dồn hết tâm sức vào con cái. Nếu bố mẹ viên mãn, vui vẻ, có trách nhiệm và có khả năng quản lý cảm xúc thì con cái sẽ noi gương".

Theo đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cách giáo dục tốt nhất là bố mẹ và con cái phấn đấu chăm chỉ một cách độc lập, thay vì ép con phải học tập chăm chỉ.

Nếu muốn con thành công, chuyên gia nói: Đừng hy sinh cho con, bố mẹ viên mãn con tự noi gương - 1

Tập trung quá nhiều vào trẻ sẽ phản tác dụng

Nhà phân tâm học người Anh Winnicott có một lý thuyết nổi tiếng: “Làm mẹ là đủ rồi”.

Quan điểm này được nhà tâm lý học Trung Quốc Zeng Qifeng dịch là "Bà mẹ 60 điểm".

Một người mẹ có số điểm 60 không giống như một người mẹ có số điểm 100 luôn ở bên con và đáp ứng những nhu cầu của con, thay vào đó, bà để con được là chính mình và chỉ xuất hiện đúng lúc khi cần.

Bố mẹ thường không hiểu tại sao bản thân luôn quan tâm đến con, nhưng có lúc con không coi trọng điều đó.

Trên thực tế, khi dồn hết sức lực vào trẻ sẽ dẫn đến kỷ luật quá mức. Trẻ cảm thấy ngột ngạt và bị dồn vào thế vội vàng, không biết cách giải quyết những cảm xúc tiêu cực và thường quay lưng lại với bố mẹ.

Nếu muốn con thành công, chuyên gia nói: Đừng hy sinh cho con, bố mẹ viên mãn con tự noi gương - 2

Bố mẹ nên đưa ra chỉ dẫn phù hợp để trẻ tự làm chủ cuộc hành trình của mình.

Nhà giáo dục Tao Xingzhi từng tiến hành một thí nghiệm: Anh ta bế một con gà đến giảng đường Đại học Vũ Hán, sau đó ấn đầu con gà để nó ăn cơm trên mặt đất. Con gà cứ chống cứ và không chịu ăn. Nhưng khi Tao Xingzhi thả tay ra, con gà đã tự nguyện đi ăn cơm.

Việc giáo dục cũng giống như cho gà ăn. Bố mẹ càng đòi hỏi và thúc giục thì con càng phản kháng. 

Trong cuốn sách “Xin chào con” có viết: “Bố mẹ ngồi ở ghế phụ và trả ghế lái cho con”.

Điều này cho thấy, bố mẹ nên quay lại ghế hành khách, đưa ra chỉ dẫn phù hợp để trẻ tự làm chủ cuộc hành trình của mình.

Nếu muốn con thành công, chuyên gia nói: Đừng hy sinh cho con, bố mẹ viên mãn con tự noi gương - 3

Con cái có thế mạnh riêng, áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống

Chuyên gia Fan Deng cho biết: “Khi kiểm soát trẻ quá chặt, chúng ta vô thức trở thành một cỗ máy giải quyết vấn đề tiêu chuẩn, tước đi cơ hội trở nên mạnh mẽ, tự tin và dũng cảm của trẻ”.

Trong thực tế cuộc sống, tâm lý kỳ vọng con thành đạt khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang và đầu tư quá nhiều thời gian, công sức cho con.

Việc giáo dục con cái không hề dễ dàng, đó là một “công việc kỹ thuật”, nhiều bậc bố mẹ chủ đầu tư và đặt kỳ vọng cao về con, cho rằng chỉ có cách này thì con mới nổi trội.

Nhưng điều này có thể gây ra hàng loạt tác dụng phụ. Thay vì vậy, bố mẹ nên tập trung vào bản thân và dùng sức mạnh vào chính mình.

Nếu muốn con thành công, chuyên gia nói: Đừng hy sinh cho con, bố mẹ viên mãn con tự noi gương - 4

Con cái có thế mạnh riêng, áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống.

Nếu muốn con thành công, chuyên gia nói: Đừng hy sinh cho con, bố mẹ viên mãn con tự noi gương - 5

Sự giáo dục tốt nhất là làm việc cùng nhau nhưng từng cá nhân có cơ hội phát triển riêng

Một người mẹ làm việc quá sức thường khó nuôi dạy được một đứa con hoàn hảo, dù có dành 100% tình yêu thương.

Một gia đình thực sự là bố mẹ và con cái phát triển, trở nên xuất sắc cùng nhau.

Bố mẹ tập trung vào bản thân

Ông Jin Weichun, người sáng lập "Tuần báo kinh doanh", từng nói về những hiểu biết sâu sắc của ông về việc nuôi dạy con cái.

Ông nói: “Hãy giáo dục con cái, mình phải sống tốt trước đã. Nếu chính mình sống tốt thì con cái sẽ muốn ở bên và giống như bố mẹ”.

Bố mẹ không cần phải đánh hay mắng, thậm chí không cần phải dạy dỗ. Bởi trẻ đang theo dõi và học hỏi.

Trẻ em nhìn thấy hành vi, thái độ của bố mẹ và hình thành nhận thức, suy nghĩ của riêng mình.

Vì vậy, thay vì quan tâm quá nhiều đến con, bố mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho bản thân. Hãy tiếp tục hoàn thiện bản thân và để chính mình ảnh hưởng đến con nhiều hơn.

Nếu muốn con thành công, chuyên gia nói: Đừng hy sinh cho con, bố mẹ viên mãn con tự noi gương - 6

Sự giáo dục tốt nhất là làm việc cùng nhau nhưng từng cá nhân có cơ hội phát triển riêng.

Hãy để con đạt kết quả tự nhiên, chọn hướng đi thích hợp 

Bố mẹ Á Đông có xu hướng mạnh mẽ với con phần lớn lo lắng con mình sẽ mắc sai lầm. Tuy nhiên, trẻ sẽ chỉ trưởng thành nếu phạm sai lầm.

Hãy buông bỏ một cách thích hợp và mạnh dạn để con thử và mắc sai lầm. Chỉ khi nhận lấy trách nhiệm thì trẻ mới biết cách cải thiện.

Hạ thấp kỳ vọng ở trẻ

Thông thường, nếu chúng ta mong đợi quá nhiều, bản thân sẽ luôn ở trong trạng thái phải cố gắng quá mức, về sau có thể sẽ phản tác dụng. Vì vậy, bố mẹ đôi khi cần hạ thấp kỳ vọng và không hỏi về kết quả hoàn hảo. Điều quan trọng là lắng nghe, chấp nhận, yêu thương và ủng hộ trẻ. .

Nhà giáo dục người Pháp Rousseau từng nói: “Giáo dục tốt nhất là giáo dục không làm gì cả”.

Trong quá trình bố mẹ nỗ lực, bản thân trẻ cũng đang thúc giục mình tiến bộ, điều này tốt hơn nhiều so với việc cố gắng sửa sai.

Những nỗ lực nghiêm túc của bố mẹ sẽ trở thành một cảnh tượng khó quên, nền tảng vững chắc cho cuộc đời trẻ.

Nếu muốn con thành công, chuyên gia nói: Đừng hy sinh cho con, bố mẹ viên mãn con tự noi gương - 7

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về