Ngày càng nhiều người cho viên giặt vào "danh sách đen", sau 7 ngày dùng thử, tôi phát hiện 4 điểm trừ không ngờ!

Viên giặt thường được quảng cáo là tích hợp “3 trong 1”: chất tẩy rửa, diệt khuẩn và làm mềm vải. Nghe thì có vẻ tiện dụng, nhưng trên thực tế, không phải lúc nào bạn cũng cần dùng đến cả ba.

Viên giặt là sản phẩm giặt tẩy thế hệ mới đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thay thế cho bột giặt, nước giặt truyền thống nhờ thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, dễ dùng. Tuy nhiên, sau 7 ngày trải nghiệm liên tục, tôi nhận ra rằng phía sau sự “xịn sò” của viên giặt lại là không ít điều bất cập.

Ngày càng nhiều người cho viên giặt vào "danh sách đen", sau 7 ngày dùng thử, tôi phát hiện 4 điểm trừ không ngờ! - 1

1. Giá thành quá cao, không phù hợp dùng lâu dài

Vấn đề đầu tiên và dễ nhận ra nhất chính là chi phí sử dụng. Một hộp viên giặt thông thường chứa khoảng 30 – 40 viên, mỗi lần giặt bắt buộc dùng một viên, bất kể bạn giặt nhiều hay ít.

Ngược lại, về nước giặt, giá thành sẽ rẻ hơn. Ngoài ra, nếu bạn giặt ít quần áo, có thể dùng ít nước giặt hơn, giúp tiết kiệm đáng kể.

Ban đầu, tôi cũng từng nghĩ rằng viên giặt tích hợp luôn chất diệt khuẩn và nước xả vải, có thể giúp tiết kiệm chi phí nếu phải mua từng loại riêng lẻ. Nhưng thực tế không như tôi tưởng.

Viên giặt thường được quảng cáo là tích hợp “3 trong 1”: chất tẩy rửa, diệt khuẩn và làm mềm vải. Nghe thì có vẻ tiện dụng, nhưng trên thực tế, không phải lúc nào bạn cũng cần dùng đến cả ba.

Vào mùa hè, chẳng hạn, quần áo thường mỏng nhẹ, dễ giặt và ít mùi hôi, việc sử dụng thêm nước xả vải hay dung dịch diệt khuẩn là không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, với viên giặt, bạn bị buộc phải sử dụng tất cả các thành phần đó, dù cần hay không. Điều này khiến bạn trả thêm tiền cho những chức năng không cần dùng đến, gây lãng phí không đáng có.

Ngày càng nhiều người cho viên giặt vào "danh sách đen", sau 7 ngày dùng thử, tôi phát hiện 4 điểm trừ không ngờ! - 2

2. Hiệu quả giặt giũ bị hạn chế do cách sử dụng cố định

Viên giặt hiện nay thường có hai loại chính: 2 trong 1 (tích hợp nước giặt và nước xả vải) và 3 trong 1 (gồm nước giặt, nước xả và cả chất diệt khuẩn). Nghe thì có vẻ tiện dụng, nhưng chính vì các thành phần này được tích hợp chung trong một viên nén nên hiệu quả giặt giũ lại bị ảnh hưởng đáng kể.

Theo nguyên lý thông thường, nước giặt nên được cho vào ngay từ đầu chu trình giặt để hòa tan, thẩm thấu và tẩy sạch vết bẩn qua nhiều lần xả. Trong khi đó, nước xả vải lại nên được cho vào giai đoạn cuối, tức là ở bước xả cuối cùng. Lúc đó, quần áo đã sạch, việc để lại một lớp xả nhẹ giúp lưu hương và giảm tĩnh điện hiệu quả hơn.

Khi dùng các loại nước giặt và nước xả rời nhau, bạn có thể dễ dàng canh đúng thời điểm cho từng loại vào, hoặc đơn giản là đổ chúng vào các ngăn riêng trong máy giặt, máy sẽ tự động phân phối đúng thời điểm.

Thế nhưng với viên giặt, tất cả đều phải cho vào cùng lúc ngay từ đầu. Điều này đồng nghĩa với việc nước xả vải bị đưa vào quá sớm, trôi đi qua nhiều lần xả, mất tác dụng. Tính năng diệt khuẩn hoặc lưu hương vì thế cũng không còn rõ rệt như quảng cáo.

Ngày càng nhiều người cho viên giặt vào "danh sách đen", sau 7 ngày dùng thử, tôi phát hiện 4 điểm trừ không ngờ! - 3

3. Vỏ ngoài không tan hết, bất tiện khi dùng các chế độ giặt nhanh

Về cấu tạo, viên giặt là chất lỏng giặt tẩy được bọc bên ngoài bởi một lớp màng mỏng đặc biệt. Đây là loại màng “thông minh”, được quảng cáo là sẽ tự tan hoàn toàn trong nước khi đưa vào máy giặt. Người dùng chỉ việc ném cả viên vào máy, không cần bóc vỏ hay lo lắng gì thêm.

Tuy nhiên, lý thuyết là vậy, còn thực tế lại… không mượt mà như mong đợi.

Khi sử dụng các chế độ giặt nhanh (khoảng 15 phút giặt) hoặc giặt nhẹ (vòng quay giảm),vốn là những lựa chọn phổ biến trong mùa hè khi quần áo mỏng và ít bẩn, tôi liên tục gặp tình trạng lớp màng không tan hết. Nhiều lần, tôi thấy trong máy giặt hoặc trên quần áo vẫn còn sót lại một mảng nhầy, dính, trong suốt, chính là phần vỏ chưa kịp tan hoàn toàn.

Vấn đề này tưởng chừng nhỏ nhưng lại gây khá nhiều phiền toái. Về cảm giác sử dụng, bạn sẽ luôn phải kiểm tra lại lồng giặt sau mỗi lần dùng viên giặt, thay vì yên tâm như khi dùng nước giặt thông thường.

Về hiệu quả giặt, lớp màng không tan hết có thể dính vào vải, tạo cảm giác nhớp nháp và thậm chí gây kích ứng cho da nhạy cảm. Về lâu dài, cặn bám từ lớp màng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước của máy giặt nếu không được vệ sinh thường xuyên.

Tóm lại, dù lớp màng của viên giặt được thiết kế để “tự tan”, nhưng trong thực tế sử dụng, đặc biệt là các chế độ giặt nhanh hoặc giặt nhẹ thì tính năng này vẫn còn hạn chế. Người dùng cần cân nhắc nếu thường xuyên sử dụng các chế độ giặt tiết kiệm thời gian, nhất là vào mùa hè.

Xem thêm: Máy giặt có cần thiết phải vệ sinh?

4. Hạn chế trong cách sử dụng, không linh hoạt như nước giặt

Một ưu điểm lớn của nước giặt là tính linh hoạt, bạn có thể sử dụng nó cho cả giặt máy lẫn giặt tay. Thậm chí, trong một số tình huống “ngoài lề” như lau sàn, nhiều người còn nhỏ vài giọt nước giặt vào cây lau để tăng hiệu quả làm sạch và lưu lại mùi thơm dễ chịu. Tuy nhiên, viên giặt lại không được “đa năng” như thế.

Trong một lần thử nghiệm, tôi đã thử bóp viên giặt ra để giặt tay. Nhưng kết quả lại khiến tôi bối rối. Chất lỏng trong viên rất trơn, không tạo bọt, thậm chí khiến tay tuột khỏi quần áo mỗi khi vò. Trước đây, khi dùng nước giặt, chỉ cần ngâm quần áo qua đêm trong chậu là sáng hôm sau vết bẩn đã nhạt đi trông thấy. Nhưng với viên giặt, điều này gần như không thể.

Không chỉ giặt tay, việc sử dụng viên giặt vào những tình huống linh hoạt khác như vệ sinh sàn nhà, tẩy vết bẩn cục bộ trên vải cũng là điều bất khả thi. Viên giặt được thiết kế để chỉ sử dụng trong máy giặt, không chia liều được, không tùy chỉnh được, và hoàn toàn không linh hoạt trong sử dụng.

Với những ai yêu thích sự gọn gàng, đơn giản thì viên giặt có thể là lựa chọn phù hợp. Nhưng với những người thường xuyên cần giặt tay, xử lý quần áo riêng lẻ, hoặc có thói quen dùng nước giặt cho nhiều mục đích khác nhau thì viên giặt thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu.

Lyly

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ Bành Phương Lan - cây bút nữ tinh tế của Thủ đô

Nhà thơ Bành Phương Lan - cây bút nữ tinh tế của Thủ đô

Bành Phương Lan - người phụ nữ đa tài, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Trung Phụng, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Bành Phương Lan đã sáng tác hai tập thơ “Vườn Thu” - Nxb Hội Nhà văn (2015) và “Bản tình ca bỏ lửng” - Nxb Hội Nhà văn (2021), gần đây nhất là tập thơ “Người đàn bà đến muộn”.