Người phụ nữ mang thai 5 lần nhưng đều không giữ được con, dáng vẻ bất lực trên giường bệnh khiến nhiều người xót xa

Cô bị thai lưu 4 lần, đến lần thứ 5, bé phát triển đến tuần thứ 23 thì không may qua đời.

Cuộc đời luôn có những điều không như ý chúng ta và câu chuyện của Lisa - một người phụ nữ U40 chật vật tìm con đã chạm đến sự đồng cảm của rất nhiều người.

Lisa kết hôn muộn, sau nhiều năm mải miết tìm kiếm một người bạn đời phù hợp. Ở tuổi 37, cô quyết định về chung nhà với một người đàn ông đã qua một đời vợ và có con riêng đang học đại học. Lisa được mọi người xung quanh chế giễu là gái già, gái ế và gần như là người duy nhất trong khu cô sống còn độc thân.

Ở độ tuổi này, việc tìm được một người đàn ông độc thân, cùng tuổi, tử tế và chưa từng kết hôn là điều rất khó. Người chưa lập gia đình thường quá kén chọn, còn lại đa phần là những người không đáng tin cậy. Vì thế, lựa chọn một người từng trải, ổn định về kinh tế và có cuộc sống không vướng bận con nhỏ trở thành giải pháp hợp lý đối với cô.

Người phụ nữ mang thai 5 lần nhưng đều không giữ được con, dáng vẻ bất lực trên giường bệnh khiến nhiều người xót xa - 1

Lisa quyết định chọn một người đàn ông từng trải qua đổ vỡ để kết hôn.

Sau khi kết hôn, cuộc sống hôn nhân của Lisa khá nhẹ nhàng. Lấy chồng giàu có, cô không phải lo lắng về cơm áo gạo tiền, có thời gian tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, để gia đình thêm trọn vẹn, cô vẫn mong muốn có một đứa con. Nhưng con đường làm mẹ của Lisa lại vô cùng gian nan.

Từ năm 37 tuổi, cô bắt đầu hành trình mang thai. Suốt ba năm trời, cô đã mang thai tới 5 lần nhưng chỉ lần thứ năm mới giữ được đến giữa thai kỳ. Bốn lần trước đó, thai đều bị lưu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở lần thứ năm, khi đã mang thai đến tuần thứ 23, trải qua các mốc khám thai quan trọng, Lisa dần nuôi hi vọng sau khi siêu âm màu 4D cho thấy thai nhi phát triển bình thường. Cô đã vỡ oà hạnh phúc khi được nhìn thấy rõ nét gương mặt con qua màn hình siêu âm.

Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chưa đầy hai tuần sau, cô bất ngờ phát hiện quần lót bị ướt. Ban đầu cô nghĩ do bị són tiểu, nhưng khi giặt quần, không thấy có mùi khai đặc trưng, cô bắt đầu hoảng loạn, nghi ngờ bị rỉ ối. Lúc này mới chỉ 23 tuần thai, nếu là vỡ ối thật thì tình hình vô cùng nguy hiểm.

Người phụ nữ mang thai 5 lần nhưng đều không giữ được con, dáng vẻ bất lực trên giường bệnh khiến nhiều người xót xa - 2

Lisa chia sẻ trên giường bệnh, rằng con của cô đã không qua khỏi.

Lisa lập tức vào viện. Tại đây, bác sĩ xác định cô bị vỡ ối sớm và màng ối đã rách. Dù các y bác sĩ cố gắng dùng thuốc giữ thai, nhưng tình trạng không cải thiện. Cuối cùng, do thai chưa đủ tuần tuổi để can thiệp y tế hiệu quả, Lisa buộc phải chấp nhận sinh non và mất con. Em bé không qua khỏi khi mới chỉ 23 tuần tuổi. Sau đó, cô phải bước vào thời kỳ ở cữ mà không có con bên cạnh. 

Câu chuyện của Lisa khiến nhiều người rơi nước mắt, đồng thời cũng phản ánh rõ những khó khăn của phụ nữ mang thai ở độ tuổi ngoài 35. Đoạn clip cô chia sẻ trên trang cá nhân thu hút hàng triệu lượt xem, gần 7.000 bình luận động viên của khán giả.

Những rào cản mà phụ nữ lớn tuổi thường gặp khi bước vào hành trình mang thai và làm mẹ

1. Suy giảm chất lượng trứng: Phụ nữ từ 35 tuổi trở đi bắt đầu đối mặt với hiện tượng giảm số lượng và chất lượng trứng. Điều này làm tăng nguy cơ khó thụ thai, sảy thai sớm hoặc thai nhi dị tật do bất thường nhiễm sắc thể.

2. Rối loạn nội tiết, khó thụ thai tự nhiên: Tuổi tác khiến nội tiết tố nữ (đặc biệt là estrogen và progesterone) suy giảm, ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và khả năng thụ thai. Việc can thiệp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng (IUI) hoặc thụ tinh ống nghiệm (IVF) thường được cân nhắc.

3. Nguy cơ thai kỳ cao: Thai phụ lớn tuổi dễ gặp các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, nhau tiền đạo hoặc tiền sản giật. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.

4. Nguy cơ sinh non hoặc thai lưu cao hơn: Tuổi mẹ càng cao thì tỷ lệ sinh non, thai lưu hoặc thai ngừng phát triển càng lớn. Khả năng giữ thai an toàn đến đủ tuần tuổi là thách thức lớn với nhiều phụ nữ lớn tuổi.

5. Khả năng hồi phục sau sinh kém: Cơ thể phụ nữ tuổi ngoài 35 phục hồi chậm hơn sau sinh do cơ chế tái tạo tế bào, nội tiết và chức năng miễn dịch đã suy giảm. Việc trở lại vóc dáng và cân bằng thể chất cũng cần nhiều thời gian và kiên nhẫn hơn.

6. Áp lực tâm lý lớn: Phụ nữ mang thai ở tuổi muộn thường chịu nhiều lo âu về sức khỏe của bản thân và thai nhi. Bên cạnh đó, sự kỳ vọng, ánh nhìn từ xã hội và gia đình cũng tạo ra gánh nặng vô hình.

Xem thêm video sau đây:

Những dấu hiệu nhận biết thai nhi ngừng phát triển. Nguồn video: Sức khoẻ & Đời sống

Minh Anh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ Bành Phương Lan - cây bút nữ tinh tế của Thủ đô

Nhà thơ Bành Phương Lan - cây bút nữ tinh tế của Thủ đô

Bành Phương Lan - người phụ nữ đa tài, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Trung Phụng, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Bành Phương Lan đã sáng tác hai tập thơ “Vườn Thu” - Nxb Hội Nhà văn (2015) và “Bản tình ca bỏ lửng” - Nxb Hội Nhà văn (2021), gần đây nhất là tập thơ “Người đàn bà đến muộn”.