Người ưa sạch sẽ đừng trồng 4 loại “hoa bẩn” này trong nhà, giữ càng lâu càng gặp nhiều rắc rối

Nếu muốn trồng những cây này trong nhà, bạn nên cân nhắc thật cẩn thận.

Ngày nay việc trang trí một số loại hoa và cây xanh trong nhà đã trở thành “quy chuẩn”, ngược lại nếu trong nhà không thấy bóng dáng của cây xanh và hoa thì điều đó có vẻ như là “bất bình thường”.

Trồng hoa và cây cảnh trong nhà chắc chắn sẽ làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà, thanh lọc không khí và nuôi dưỡng tâm hồn,… nhưng đi kèm với đó cũng không ít những rắc rối. Chẳng hạn như một số loại hoa rất dễ mắc sâu bệnh, thu hút côn trùng hoặc rụng lá nhiều.

1. Cây thủy canh

Người ưa sạch sẽ đừng trồng 4 loại “hoa bẩn” này trong nhà, giữ càng lâu càng gặp nhiều rắc rối - 1

Nhiều người rất thích trồng cây thủy canh, đặt ở nhà cũng rất bắt mắt, nhưng nhược điểm duy nhất là có quá nhiều muỗi.  Một số mách nhau rằng chỉ cần thả vài con cá vào đó thì sẽ có ít muỗi hơn.

Đây cũng là ý kiến hay, nhưng lúc đầu chỉ trồng cây, về sau lại nuôi cá sẽ khiến bạn phải thường xuyên thay nước, dễ sinh ra lười biếng. Hơn nữa một khi đã nuôi cá thì bạn không thể bón phân cho cây thủy canh nữa, về lâu về dài dễ khiến cây còi cọc, kém phát triển.

Nếu có sân thượng hoặc sân vườn, bạn có thể trồng cây thủy canh như hoa sen, cỏ đồng tiền,… cũng được. Và nếu vẫn muốn trồng cây thủy canh tại nhà, ít nhất hãy tránh mùa hè, nếu không nó sẽ thực sự mang lại rắc rối cho bạn.

2. Hoa đăng tiêu

Người ưa sạch sẽ đừng trồng 4 loại “hoa bẩn” này trong nhà, giữ càng lâu càng gặp nhiều rắc rối - 2

Loài hoa này còn có tên gọi khác là hoa lăng tiêu, nữ uy, cát tường,… thời gian ra hoa kéo dài, tốc độ sinh trưởng nhanh, thường xuất hiện ở công viên, khuôn viên của khu đô thị,… Tuy nhiên, loại hoa này không thích hợp để trồng trong nhà lắm, dù nó có khả năng kháng bệnh mạnh mẽ, ít sâu bệnh.

Sở dĩ khuyến cáo không nên trồng trong nhà, sân vườn vì hoa của cây đăng tiêu đẹp lạ thường, lại còn chứa nhiều nhựa cây ngọt ngào, được nhiều loài ong, bướm, côn trùng, đặc biệt là kiến ​​yêu thích nên sẽ thu hút chúng tới gần.

Nói chung khi hoa đăng tiêu nở, thân dây leo thường bị bao phủ bởi những con côn trùng, nhìn thấy nhiều côn trùng bò xung quanh như vậy thực sự rất khó chịu.

3. Cây dành dành

Người ưa sạch sẽ đừng trồng 4 loại “hoa bẩn” này trong nhà, giữ càng lâu càng gặp nhiều rắc rối - 3

Đây là một loài hoa rất phổ biến được nhiều người yêu hoa yêu thích. Tuy nhiên, một khi cây dành dành nở hoa, nó sẽ thu hút nhiều loài côn trùng gây hại.

Nếu ngắt bông hoa này và đưa lên mũi ngửi, bạn sẽ thấy có vô số con bọ đen nhỏ đang bò lổm ngổm ở giữa bông hoa này, khiến bạn không khỏi rùng mình. Những con côn trùng đó được gọi là bọ trĩ.

Nếu lá non của cây có đốm đen, nụ hoa không nguyên vẹn, đó là do bọ trĩ gây ra. Loài côn trùng này sẽ ăn những nụ hoa đó và nụ hoa cũng trở nên bất thường.

4. Hoa hồng

Người ưa sạch sẽ đừng trồng 4 loại “hoa bẩn” này trong nhà, giữ càng lâu càng gặp nhiều rắc rối - 4

Nhắc đến loài hoa dễ bị sâu bệnh tấn công thì có lẽ hoa hồng xứng đáng đứng vị trí số 1. Hoa hồng tuy đẹp nhưng lại rất dễ bị sâu bệnh rình rập, chẳng hạn như nhện, rệp, bọ trĩ,… Đặc biệt khi môi trường thông gió kém lại càng dễ thu hút một số loại côn trùng.

Vì vậy khi trồng hoa hồng, bạn cần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh thường xuyên. Nếu trồng trong nhà hoặc ngay ngoài ban công, khi phun thuốc, mùi thuốc có thể bay vào trong nhà, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra còn có hoa ngũ sắc, hoa anh thảo, hoa cúc… cũng là những loại cây dễ thu hút bướm.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v

Phát động cuộc thi thiết kế Art Toy “Kokomo & Momimi”

Phát động cuộc thi thiết kế Art Toy “Kokomo & Momimi”

Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) đã chính thức phát động ngày 30/6 tại V-Art Space (đường Phạm Văn Đồng, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội).