Ông bố tiết lộ bí quyết giáo dục chỉ 3 điều mỗi ngày giúp hai con đỗ trường Đại học Top 1 châu Á

Một phụ huynh có con học tại các trường Đại học hàng đầu Trung Quốc, đã chia sẻ phương pháp dạy con khác biệt, rất đáng để học hỏi.

Ông bố tiết lộ bí quyết giáo dục chỉ 3 điều mỗi ngày giúp hai con đỗ trường Đại học Top 1 châu Á - 1

Bố mẹ nào cũng mong muốn con mình có cơ hội tốt nhất để phát triển và thành công trong tương lai. Một hệ thống giáo dục tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội, giúp trẻ đạt được mục tiêu cá nhân và sự nghiệp.

Mới đây, trên diễn đàn về gia đình, một phụ huynh có con học Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh (Hai trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc, trong đó Đại học Thanh Hoa xếp thứ 1 và Đại học Bắc Kinh xếp thứ 2 châu Á theo công bố của tổ chức THE năm 2022), đã chia sẻ phương pháp dạy con khác biệt, điều này giúp hai con của ông có thêm hứng thú và chủ động trong học tập.

Ông bố tiết lộ bí quyết giáo dục chỉ 3 điều mỗi ngày giúp hai con đỗ trường Đại học Top 1 châu Á - 2

Ông bố tiết lộ bí quyết giáo dục chỉ 3 điều mỗi ngày giúp hai con đỗ trường Đại học Top 1 châu Á - 3

Yêu cầu đứa trẻ tự kể lại những gì giáo viên đã dạy trong ngày

Theo ông, bản thân vì điều kiện gia đình khó khăn, nên sau khi học hết cấp 3 ông đã không tiếp tục học đại học mà đi làm công nhân cho một nhà máy. 

Vì trình độ học vấn không cao, nên ông không có nhiều kiến thức chuyên môn để hướng dẫn con. Do đó, ông nghĩ ra phương pháp yêu cầu đứa trẻ mỗi ngày tự kể lại những gì giáo viên đã dạy. Sau đó, yêu cầu trẻ hỏi lại xem mình có nhớ những gì con kể không.

Nếu trẻ hỏi điều gì đó ông không hiểu, đứa trẻ sẽ cảm thấy được làm thầy của bố rất thú vị và rất tích cực học tập. Sau khi hình thành thói quen này, đứa trẻ luôn chú ý khi học tập mà không bị làm phiền bởi những việc khác, cho đến khi được nhận vào Đại học Bắc Kinh.

Với sự thông minh của mình, ông đã phát triển niềm hứng thú học tập cho con một cách tự nhiên, đó mới là điều quan trọng nhất.

Ông bố tiết lộ bí quyết giáo dục chỉ 3 điều mỗi ngày giúp hai con đỗ trường Đại học Top 1 châu Á - 4

Ông bố tiết lộ bí quyết giáo dục chỉ 3 điều mỗi ngày giúp hai con đỗ trường Đại học Top 1 châu Á - 5

Quy định thời gian thư giãn và thời gian làm bài tập

Trong xã hội hiện đại, áp lực và sự cạnh tranh rất phổ biến, và đây là điều lo lắng của nhiều bậc bố mẹ đối với việc học của con cái. Thường khi thấy con chơi đồ chơi hoặc xem TV, bố mẹ sẽ hỏi con xem bài tập đã làm xong chưa.

Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra sự khó chịu cho trẻ, bởi trẻ cho rằng bố mẹ thường chỉ quan tâm đến bài tập về nhà, mà không quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của mình. Từ đó, có thể khiến trẻ cảm thấy mình như là một cỗ máy học tập.

Hay nhiều bậc bố mẹ thường trực tiếp đưa ra câu trả lời nếu thấy trẻ khó khăn trong việc làm bài. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc tâm lý của trẻ, khi mọi việc đều dựa vào bố mẹ, trẻ có thể trở thành một người không thích suy nghĩ, từ đó không thuận lợi cho quá trình học tập về sau.

Để giảm áp lực học tập cho con, người bố trên đã nghĩ ra cách quy định thời gian thư giãn và thời gian làm bài tập mỗi ngày.

Ví dụ, sau khi ăn tối, đứa trẻ sẽ có 30 phút thư giãn và làm điều mình thích, sau đó sẽ ngồi vào bàn học khảng 2 tiếng. Sau 2 tiếng đứa trẻ sẽ lại được thư giãn khoảng 15 phút, điều này tạo điều kiện cho trẻ được nghĩ ngơi, cũng như không vận dụng não bộ quá căng thẳng trong thời gian dài.

Khi con vào cấp trung học, trong quá trình làm bài tập về nhà, vợ chồng ông sẽ không can thiệp mà để con tự tìm phương pháp giải quyết những vấn đề mình thắc mắc. Nhưng ông cũng nhắc con rằng, nếu cần giúp đỡ hãy báo cho bố mẹ biết.

Ông bố tiết lộ bí quyết giáo dục chỉ 3 điều mỗi ngày giúp hai con đỗ trường Đại học Top 1 châu Á - 6

Ông bố tiết lộ bí quyết giáo dục chỉ 3 điều mỗi ngày giúp hai con đỗ trường Đại học Top 1 châu Á - 7

Cùng con đi dạo một lần mỗi tuần

Mặc dù cộng việc tại nhà máy bận rộn, ông cũng thường xuyên phải tăng ca đêm. Nhưng ông bố trên vẫn cố gắng dành thời gian một lần mỗi tuần để đi dạo cùng con. Trong thời gian này, bố mẹ và con cái thường sẽ buông bỏ áp lực trong cuộc sống hàng ngày, để cởi mở và chia sẻ với nhau nhiều hơn. 

Hoạt động này cũng giúp ông trò chuyện, lắng nghe xoay quanh vấn đề khác mà con quan tâm, không chỉ là việc học. Vợ chồng ông cũng tận dụng thời gian này để giải thích và trả lời câu hỏi, tạo điều kiện cho sự tò mò và học hỏi của con.

Đây cũng là khoảng thời gian, dễ tạo ra kỷ niệm và trải nghiệm chung, xây dựng tình cảm và sự gắn kết gia đình. Điều này rất quan trọng để đứa trẻ hướng tới xây dựng môi trường gia đình hạnh phúc trong tương lai.

Cuối cùng ông khuyên rằng, bố mẹ cần nhận thức rằng trong quá trình học tập, trẻ chính là người chủ động, không phải bố mẹ. Bố mẹ cũng nên học cách để buông bỏ, thấu hiểu và tôn trọng con cái.

Dù sau này trẻ không được nhận học vào các trường đại học danh tiếng, nhưng khi trẻ phát triển được những thói quen tốt, tương lai cũng sẽ rộng mở. 

Ông bố tiết lộ bí quyết giáo dục chỉ 3 điều mỗi ngày giúp hai con đỗ trường Đại học Top 1 châu Á - 8

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v

Phát động cuộc thi thiết kế Art Toy “Kokomo & Momimi”

Phát động cuộc thi thiết kế Art Toy “Kokomo & Momimi”

Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) đã chính thức phát động ngày 30/6 tại V-Art Space (đường Phạm Văn Đồng, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội).