Sang nhà mẹ chơi, nửa đêm nghe tin nhà cháy, tôi chạy vào viện thăm chồng và lập tức đòi ly hôn

Đến đầu tối, con tôi bắt đầu bị sốt nhẹ. Lúc ấy, tôi đã nói là không thể chăm con ốm một mình nhưng chồng bảo không hoãn được chuyến công tác nên tôi cũng chẳng bắt anh phải ở nhà.

Tâm trạng tôi lúc này đang vô cùng hỗn loạn mọi người ạ. Cách đây vài ngày, tôi vẫn đang sống trong ngập tràn hạnh phúc. Vậy mà giờ phút này, tôi lại ôm con khóc trong nước mắt vì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, vợ chồng tôi sẽ đường ai nấy đi. 

Tôi kết hôn được 4 năm, 2 vợ chồng có với nhau cô con gái nhỏ được 3 tuổi rồi. Chồng tôi mở công ty riêng nên kinh tế trong nhà rất tốt. Tôi chỉ việc đi làm văn phòng vho vui, đến tháng, chồng sẽ đưa hết tiền cho tôi tự lo toan ăn tiêu sinh hoạt. 

Nói về chồng, tôi chưa từng phải than vãn điều gì. Anh thương yêu vợ con, lại hết lòng với gia đình bên ngoại. Hồi năm ngoái anh trai tôi nợ nần mấy trăm triệu bị người ta siết nợ, chính chồng tôi là người đã đứng ra cho vay. Anh còn bảo:

"Anh trai em cũng là anh trai anh. Em không cần phải câu nệ chuyện đó. Miễn giúp được anh chị ấy qua giai đoạn khó khăn này là vui lắm rồi". 

Sang nhà mẹ chơi, nửa đêm nghe tin nhà cháy, tôi chạy vào viện thăm chồng và lập tức đòi ly hôn - 1

Hồi năm ngoái anh trai tôi nợ nần mấy trăm triệu bị người ta siết nợ, chính chồng tôi là người đã đứng ra cho vay. (Ảnh minh họa)

Sau khi trải qua giai đoạn khó khăn, anh trai tôi cũng vô cùng biết ơn em rể. Anh còn bảo trên đời này không phải ai cũng có thể bỏ ra vài trăm triệu cho anh vợ như thế. Vì thế, tôi nên sống thật tốt để đáp lại tấm lòng của chồng. 

Vậy đấy, một người đàn ông hào phóng và biết suy nghĩ cho nhà vợ như vậy thì làm gì có chuyện ngoại tình được? Thế nhưng tôi đã nhầm. Chuyện là dạo này, chồng tôi hay đi công tác nhiều hơn trước. Hỏi thì anh bảo dự án nhiều hơn nên chắc chắn sẽ bận hơn. Có điều vì tiền chồng vẫn đưa đều đặn hàng tháng, thậm chí còn dư ra nên tôi mới không mảy may đề phòng. 

Hôm bữa chồng tôi có chuyến bay vào Nam công tác. Đến đầu tối, con tôi bắt đầu bị sốt nhẹ. Lúc ấy, tôi đã nói là không thể chăm con ốm một mình nhưng chồng bảo không hoãn được chuyến công tác nên tôi cũng chẳng bắt anh phải ở nhà. Vì chồng sẽ bay đêm, lại đi mấy ngày nên ăn xong, tôi gọi xe để đưa con về ngoại mấy hôm. Vậy mà tối đó, vừa cho con ngủ thì tôi nhận được điện thoại của hàng xóm gọi nói nhà tôi bị cháy. Chồng tôi thì đưa vào viện rồi. Lúc ấy tôi mới hốt hoảng gọi cho chồng, mặc dù anh bảo không sao và sáng mai sẽ xuất viện nhưng tôi sốt ruột nên để con ở nhà mẹ đẻ, còn mình thì nhờ người chở tới viện. Nghe giọng chồng bình an vô sự, tôi mới hoàn hồn và đỡ lo lắng. 

Trên xe, tôi mới mở hết camera trong nhà để xem rốt cuộc tại sao lại cháy. Và rồi mọi người biết không, chồng tôi dẫn người phụ nữ khác về nhà. Nửa đêm vợ con không có nhà, anh dẫn người ta về nhà làm gì? Có lẽ cũng vì là việc khuất tất nên chồng không muốn tôi biết về việc nhà bị cháy và anh phải vào bệnh viện. 

Sang nhà mẹ chơi, nửa đêm nghe tin nhà cháy, tôi chạy vào viện thăm chồng và lập tức đòi ly hôn - 2

Nửa đêm vợ con không có nhà, anh dẫn người tình về nhà. (Ảnh minh họa)

Tới nơi, tôi biết rõ giường cạnh chồng mình là người tình của anh. Khi tôi bước vào phòng cấp cứu, chồng vẫn tỉnh bơ và nói do nhà bị chập điện, lúc ấy anh chỉ ở nhà một mình và đang chuẩn bị gọi xe ra sân bay. Chồng vừa dứt lời, tôi đã tát anh một cái và yêu cầu ly hôn. Chồng tôi không hiểu chuyện gì, cho đến khi vợ đưa đoạn video bằng chứng, anh mới rối rít xin được giải thích. 

Hôm qua, tôi đã gửi đơn ly hôn cho chồng ký. Khác với những gì tôi nghĩ, chồng không còn đòi được tha thứ nữa. Thay vào đó, anh đe doạ sẽ đòi quyền nuôi con vì xét về mặt kinh tế, tôi không thể nào so được. Càng nghĩ tôi càng thấy buồn và thất vọng trước cách hành xử của chồng. Tôi nên làm gì để anh không thể giành quyền nuôi con được đây?

Lyly

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn