Sinh xong mẹ chồng không cho vào nhà, 3 năm sau bà quỳ xuống xin gặp cháu, tôi đuổi luôn

Từ khi tôi sinh con đến nay, mẹ chồng chưa bao giờ vào thăm tôi cả, lúc tôi xuất viện về đến cửa nhà thì bà lại chặn ở cửa, không cho mẹ con tôi vào nhà.

Vài ngày trước khi kết hôn, mẹ tôi qua đời vì biến chứng của bệnh tiểu đường. Bố tôi cũng qua đời từ sớm, trong nhà chỉ còn anh trai và chị dâu. Vì lý do này mà mẹ chồng tương lai của tôi không hài lòng về tôi, bà cảm thấy tôi là một người phụ nữ kém may mắn.

Vì sự ra đi đột ngột của mẹ, đám cưới của tôi bị hoãn lại một năm. Mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng không được tốt cho lắm, tôi thấy mẹ chồng là một người khá nham hiểm, khó gần và luôn xăm xoi, bới móc lỗi lầm của con dâu.

Kết hôn chưa bao lâu thì tôi mang thai, thái độ của mẹ chồng đối với tôi cũng hòa nhã hơn. Thế nhưng, tôi sinh non, cái thai hơn 7 tháng là tôi đã sinh rồi. Con trai tôi tuy nhỏ, nhưng may thay sức khỏe của nó khá tốt, không gặp phải vấn đề gì nguy hiểm khi sinh non cả.

Kỳ lạ là từ khi tôi vào bệnh viện sinh con đến nay, mẹ chồng chưa bao giờ vào thăm tôi cả. Tôi có hỏi chồng vài lần nhưng anh ngập ngừng không nói.

Sinh xong mẹ chồng không cho vào nhà, 3 năm sau bà quỳ xuống xin gặp cháu, tôi đuổi luôn - 1

Từ khi tôi sinh con, mẹ chồng không vào viện thăm tôi lần nào. (Ảnh minh họa)

Hóa ra, vì tôi sinh non nên mẹ chồng cảm thấy đứa trẻ đó không phải là máu mủ của con trai bà, vì tôi và chồng chưa từng đi quá giới hạn trước khi cưới. Cho nên, bà nhiều lần khuyên nhủ chồng tôi mang đứa trẻ đi xét nghiệm huyết thống. Nghe chồng nói vậy, tôi tức giận lắm. Tôi sinh con cho anh, sinh cháu cho bà mà giờ bà lại nghi ngờ tôi như thế, sao không giận được cơ chứ.

Nằm bệnh viện vài ngày, khi cơ thể gần bình phục thì tôi được phép xuất viện về nhà. Nhưng vừa đến cửa, mẹ chồng đã chặn ở cửa, nhất quyết không cho mẹ con tôi vào nhà. “Cô phải đưa ra được bằng chứng chứng minh đứa trẻ là cháu ruột của tôi, nếu không mẹ con cô đừng hòng bước vào cánh cửa này nửa bước”, mẹ chồng tôi gay gắt.

Tôi quay sang nhìn chồng, nhưng anh lại cúi gằm mặt xuống, không dám nhìn tôi. Mãi 5-6 phút sau, chồng nói tôi đưa con đi làm xét nghiệm huyết thống khiến tôi ngỡ ngàng. “Chuyện này cũng tốt mà, như vậy mọi thứ sẽ rõ ràng, hòn đá trong lòng anh và mẹ cũng được đặt xuống”, chồng tôi nói.

Sinh xong mẹ chồng không cho vào nhà, 3 năm sau bà quỳ xuống xin gặp cháu, tôi đuổi luôn - 2

Khi tôi xuất viện về nhà, mẹ chồng lại chặn ở cửa không cho mẹ con tôi vào. (Ảnh minh họa)

Thì ra anh cũng nghi ngờ tôi, đau đớn tôi bế con trai rời đi mà không thèm ngoảnh lại. Tôi không thể về nhà mẹ đẻ ở cữ được, vì bố mẹ tôi đâu còn nữa, mối quan hệ giữa tôi và chị dâu luôn không tốt, chắc gì chị ấy đã cho tôi vào nhà. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi đành ôm con đi thuê phòng trọ ở. Cuộc sống một mẹ một con quả thật không hề dễ dàng gì, may tôi còn chút tiền tiết kiệm nên mẹ con có thể cầm cự qua ngày.

Khi con trai được 6 tháng tuổi, tôi bắt đầu tìm mối quần áo trẻ em về bán. Đi vay mượn bạn bè thêm, tôi cũng thuê được mặt bằng để bày hàng.

Nháy mắt đã 3 năm trôi qua, con trai tôi càng lớn càng giống bố nó, nhưng bao năm qua anh ta có ngó ngàng gì tới mẹ con tôi nữa đâu. Đúng là một gã đàn ông tệ bạc mà.

Hôm qua, tôi chuẩn bị đóng cửa hàng để về đón con trai đang đi mẫu giáo thì mẹ chồng tôi đột nhiên xuất hiện. Bà cầm lấy tay tôi đầy phấn khích rồi lấy từ trong túi xách ra một tấm ảnh, cậu bé trong ảnh chính là con trai của tôi.

- Con à, đây chính là cháu trai của mẹ. Con cho mẹ gặp cháu được không?

- Đây là con tôi, không liên quan gì đến gia đình nhà bác cả. Mong bác rời đi cho.

Sinh xong mẹ chồng không cho vào nhà, 3 năm sau bà quỳ xuống xin gặp cháu, tôi đuổi luôn - 3

3 năm sau, mẹ chồng tới gặp tôi, xin nhận cháu nhưng tôi không đồng ý. (Ảnh minh họa)

Nói xong tôi quay lưng rời đi nhưng mẹ chồng tôi lại quỳ xuống van xin tôi cho bà được gặp cháu. Hóa ra, năm ngoái chồng tôi bị tai nạn xe hơi và phải nằm liệt giường, khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mẹ chồng tôi là người rất truyền thống, sao bà có thể chấp nhận được việc hương hỏa trong nhà bị đứt đoạn chứ. Mãi tới mấy hôm trước, một người bạn khoe mẹ chồng tôi bức ảnh chụp cả lớp cháu trai bà, có lẽ đứa trẻ đó học cùng lớp với con trai tôi nên khi cầm bức ảnh, bà đã nhận ra con trai tôi ngay, vì con trai tôi giống hệt bố nó. Cho nên, lúc này bà mới muốn nhận cháu về.

Lúc đó quả thực tôi rất thông cảm cho mẹ chồng, mủi lòng với hoàn cảnh của bà. Nhưng khi nghĩ đến cách bà đối xử với tôi năm xưa, tôi vẫn không thể tha thứ cho bà và chồng được. Vết sẹo vẫn còn đó, tuy không rỉ máu nhưng chạm vào vẫn còn đau nên tôi không chấp nhận lời xin lỗi của mẹ chồng, đuổi bà đi về.

Hà Phương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy