Thay vì nói “Tôi xin lỗi”, 8 cách này hiệu quả hơn nhiều lần

Đây là 8 trường hợp bạn không nên nói xin lỗi và thay vào đó là những cách hiệu quả hơn nhiều.

1. Tìm cách để nói “Cảm ơn”

Thay vì nói “Tôi xin lỗi”, 8 cách này hiệu quả hơn nhiều lần - 1

Bạn có thể thể hiện sự quan tâm mà không hạ thấp bản thân mình bằng cách nói "Cảm ơn".

Ví dụ: Nếu một dự án bị tụt lại phía sau, thay vì bào chữa rằng "Tôi rất tiếc vì tôi làm được điều đó cho bạn”, hãy nói "Cảm ơn bạn đã kiên nhẫn khi chúng tôi điều hướng dự án này. Tất cả sẽ hoàn thiện trong ngày thứ 6 tới”.

Khi bạn làm chủ hoàn cảnh, bạn sẽ lấy lại được sức mạnh của mình thay vì nức nở với lời xin lỗi.

2. Trả lời bằng hành động, không phải lời nói

Dù ở nơi làm việc hay trong cuộc sống, lời xin lỗi có thể thể hiện sự chân thành, khiêm tốn và cảm giác tiếc nuối về những điều đã xảy ra không như mong muốn. Tuy nhiên, việc lạm dụng nó có thể bị coi là sự bao biện. Thay vì nói “Tôi xin lỗi”, hãy thể hiện bằng hành động tích cực sửa chữa của mình. Những gì bạn làm nhằm giải quyết và ổn định vấn đề có thể là một sự thay thế tích cực cho từ xin lỗi.

3. Nói về những gì bạn muốn như một giải pháp

"Tôi xin lỗi" có thể trở thành một câu nói vô nghĩa. Thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng cách nói rằng "Tôi mong muốn là…" Tuyên bố sẽ đặt trọng tâm vào những gì sắp xảy ra hoặc những gì cả hai bên cùng muốn thấy xảy ra. Người nghe sẽ cảm thấy mình được lắng nghe hơn cũng như hiểu được tâm tư của người nói. Câu nói này sẽ giúp bạn chuyển sang chế độ giải quyết vấn đề thay vì chỉ xin lỗi về những gì đã xảy ra.

4. Đừng xin lỗi vì “làm phiền” người khác

Có một thực tế là câu "Tôi xin lỗi" đang được sử dụng sai trong các cuộc họp cũng như cuộc trò chuyện khi một người muốn xen vào một ý kiến hoặc đặt câu hỏi. Thay vì nói lời xin lỗi, hãy nói ra suy nghĩ của bạn một cách đơn giản và lịch sự khi người kia tạm dừng như “Một cuộc trò chuyện 5 phút bây giờ có phù hợp không?” Đừng xin lỗi vì bạn có một ý kiến khác hoặc một câu hỏi có thể giúp hoàn thành công việc của mình.

5. Đồng cảm thay vì thông cảm

Thay vì nói “Tôi xin lỗi”, 8 cách này hiệu quả hơn nhiều lần - 2

Một số người sử dụng câu nói "Tôi xin lỗi" để thể hiện sự thông cảm của mình với người khác. Thay vào đó, hãy thể hiện sự đồng cảm bằng cách phản ánh lại những gì người kia có thể cảm thấy.

Ví dụ: Nếu ai đó chia sẻ một câu chuyện hoặc trải nghiệm khó khăn, bạn có thể nói: "Điều đó dường như thực sự khó khăn đối với bạn". Lời xin lỗi thường truyền tải sự thông cảm và điều này hiếm khi khiến người kia cảm thấy được lắng nghe, quý trọng hoặc thấy tốt hơn.

6. Trả lời một cách tự tin khi thấy thất bại và cam kết sửa chữa

Dù trong công việc hay cuộc sống, lời xin lỗi luôn có giá trị và vị trí của nó. Tuy nhiên, hãy để dành lời xin lỗi khi bạn làm tổn thương ai đó về mặt cá nhân hoặc tình cảm. Trong công việc, thay vì nói “Tôi xin lỗi”, bạn hãy nhận ra sự thất bại của mình và trả lời một cách tự tin: "Mọi việc không diễn ra tốt đẹp như kế hoạch nhưng tôi đã nắm bắt được vấn đề. Hãy để tôi xử lý”. Sau đó, thu thập tất cả các nguồn lực cần thiết và hoàn thành công việc thật tốt.

7. Nhìn nhận vấn đề một cách lý trí, thực tế

Thay vì nói “Tôi xin lỗi”, 8 cách này hiệu quả hơn nhiều lần - 3

Chúng ta thường nói lời xin lỗi để ngăn những xung đột một cách vô thức. Bạn thấy không đồng ý với ý kiến của ai đó và nói rằng "Xin lỗi nhưng tôi không đồng ý". Điều này thực tế đang khiến bạn tự làm mất đi quyền năng của mình.

Thay vào đó, hãy thử nói rằng "Hãy nhìn điều này từ một góc độ khác". Đây là một cách tiếp cận hay và không khiến bạn trở nên lép vế trước người khác.

8. Yêu cầu những phản hồi mang tính xây dựng

Khi một người xin lỗi quá nhiều, điều đó có thể xuất phát từ lòng tự trọng thấp hoặc cảm giác lo lắng. Và còn cách nào tốt hơn giúp bạn xây dựng lòng tự trọng hơn việc nhận những phản hồi?

Thay vì xin lỗi, hãy hỏi người đối diện rằng: "Bạn có thể cho tôi những phản hồi về cách tôi có thể làm việc này tốt hơn không?" Những phản hồi mang tính xây dựng sẽ hỗ trợ bạn thành công và tăng cường sự tự tin. Cấp trên sẽ tin rằng bạn thực sự muốn cải thiện tình hình và tin tưởng vào ý kiến của họ.

Kiên Nguyễn

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về