Thói quen xấu khi ngủ của trẻ bị phớt lờ, sẽ âm thầm "làm hỏng" ngoại hình và giảm chỉ số IQ

Thói quen ngủ thở bằng miệng đang âm thầm ảnh hưởng đến ngoại hình, trí thông minh và chiều cao của trẻ.

Thói quen ngủ mở miệng ở trẻ nhỏ dường như chưa được phụ huynh chú tâm đến. Tuy nhiên, dù chỉ là một thói quen nhỏ, nhưng có thể là mối nguy hiểm tiềm ẩn đang âm thầm ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành của trẻ.

Theo đó, khi trẻ ngủ mở miệng trong thời gian dài, ngoại hình, chiều cao và thậm chí cả trí thông minh có thể thay đổi.

Thói quen xấu khi ngủ của trẻ bị phớt lờ, sẽ âm thầm "làm hỏng" ngoại hình và giảm chỉ số IQ - 1

Thói quen xấu khi ngủ của trẻ bị phớt lờ, sẽ âm thầm "làm hỏng" ngoại hình và giảm chỉ số IQ - 2

Vì sao trẻ ngủ thở bằng miệng ảnh hưởng đến ngoại hình?

Trẻ ngủ thở bằng miệng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến răng và khuôn mặt của trẻ, dẫn đến sự phát triển bất thường của xương mặt và hình thành nên gương "mặt VA" hay còn gọi là hội chứng khuôn mặt dài.

Các đặc điểm khuôn mặt điển hình bao gồm lỗ mũi nhỏ, môi trên ngắn, răng hàm trên nhô ra, răng không đều, xương ổ răng trên hẹp, vòm miệng cong cao và thiểu sản xương hàm dưới.

Trong điều kiện bình thường, trẻ chủ yếu thở bằng khoang mũi, miệng khép lại, các cơ mặt ở trạng thái cân bằng tự nhiên, có lợi cho sự phát triển bình thường của xương mặt. Tuy nhiên, khi trẻ thở bằng miệng vì nhiều lý do, sự cân bằng của các cơ mặt bị mất cân bằng, từ đó ảnh hưởng đến hướng phát triển và hình dạng của xương mặt.

Thói quen xấu khi ngủ của trẻ bị phớt lờ, sẽ âm thầm "làm hỏng" ngoại hình và giảm chỉ số IQ - 3

Thở bằng miệng sẽ hạn chế sự phát triển của xương hàm.

Khi thở bằng miệng, môi của trẻ không thể khép lại bình thường, các cơ quanh miệng trong thời gian dài ở trạng thái thả lỏng, khiến cơ môi trên yếu đi và xệ xuống, không thể che phủ răng cửa trên, để lộ răng cửa trên, dễ hình thành răng thỏ.

Đồng thời, do tác động của luồng khí trong miệng, xương hàm trên sẽ phải chịu áp lực ngược trở lại, khiến xương hàm trên dài ra và hẹp lại, vòm miệng cong cao, tạo thành xương hàm trên hình chữ “V”, răng chen chúc, khớp cắn kém.

Ngoài ra, thở bằng miệng sẽ hạn chế sự phát triển của xương hàm, khiến xương hàm và cằm thụt vào, khuôn mặt trông dài và hẹp, thiếu tính ba chiều và thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình sau này.

Thói quen xấu khi ngủ của trẻ bị phớt lờ, sẽ âm thầm "làm hỏng" ngoại hình và giảm chỉ số IQ - 4

Những yếu tố nào gây ra tình trạng thở bằng miệng?

Thói quen xấu khi ngủ của trẻ bị phớt lờ, sẽ âm thầm "làm hỏng" ngoại hình và giảm chỉ số IQ - 5

Nguồn ảnh: Pinterest.

Bệnh hô hấp

Viêm VA và amidan là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thở bằng miệng ở trẻ em. Khi VA hoặc amidan phì đại do kích thích viêm lặp đi lặp lại, có thể chặn một phần hoặc toàn bộ đường thở vòm họng, buộc trẻ phải thở bằng miệng để lấy đủ oxy.

Viêm mũi dị ứng

Các chất gây dị ứng phổ biến trong không khí như phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng,... có thể gây kích ứng khoang mũi của trẻ, gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến phù nề niêm mạc mũi và nghẹt mũi, buộc trẻ phải thở bằng miệng.

Vẹo vách ngăn mũi, cuốn mũi phì đại, polyp mũi

Các bệnh về mũi này cũng có thể làm tắc nghẽn khoang mũi, ảnh hưởng đến quá trình thở bình thường bằng mũi và dẫn đến phải thở bằng miệng.

Thói quen xấu khi ngủ của trẻ bị phớt lờ, sẽ âm thầm "làm hỏng" ngoại hình và giảm chỉ số IQ - 6

Trẻ ngủ thở bằng miệng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến răng và khuôn mặt của trẻ.

Thói quen xấu về răng miệng

Chẳng hạn như mút ngón tay, thè lưỡi, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ mặt, dần hình thành thói quen thở bằng miệng.

Các yếu tố bẩm sinh và yếu tố khác

Một số trẻ có thể mắc dị tật bẩm sinh ở hàm mặt khiến miệng không thể khép lại hoàn toàn, dẫn đến phải thở bằng miệng. Ngoài ra, môi trường khô và ô nhiễm không khí cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng mũi, khiến trẻ quen với việc thở bằng miệng.

Thói quen xấu khi ngủ của trẻ bị phớt lờ, sẽ âm thầm "làm hỏng" ngoại hình và giảm chỉ số IQ - 7

Vì sao trẻ ngủ thở bằng miệng còn ảnh hưởng đến trí thông minh và chiều cao của trẻ?

Ảnh hưởng phát triển trí tuệ

Khi trẻ ngủ thở bằng miệng, đường thở thường hẹp và hơi thở bị chặn lại, dẫn đến lượng oxy nạp vào không đủ trong khi ngủ.

Tình trạng thiếu oxy kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, mất tập trung, mất trí nhớ, giảm khả năng học tập... từ đó ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ.

Ảnh hưởng phát triển chiều cao

Thở mũi bình thường có thể kích thích tiết hormone tăng trưởng, trong khi trẻ thở bằng miệng có mức độ tiết hormone tăng trưởng thấp hơn.

Đồng thời, trẻ thở bằng miệng chất lượng giấc ngủ vào ban đêm kém, dễ bị gián đoạn nhịp thở, nín thở, ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng bình thường, dẫn đến cản trở phát triển chiều cao.

Thói quen xấu khi ngủ của trẻ bị phớt lờ, sẽ âm thầm "làm hỏng" ngoại hình và giảm chỉ số IQ - 8

Khi trẻ thở bằng miệng có mức độ tiết hormone tăng trưởng thấp hơn.

Thói quen xấu khi ngủ của trẻ bị phớt lờ, sẽ âm thầm "làm hỏng" ngoại hình và giảm chỉ số IQ - 9

Vậy trẻ ngủ mở miệng có phải là thở bằng miệng không?

Ngủ há miệng không nhất thiết có nghĩa là thở bằng miệng. Một số trẻ chỉ thỉnh thoảng mở miệng trong khi ngủ và vẫn chủ yếu thở bằng mũi.

Để xác định xem trẻ có thở bằng miệng hay không, bố mẹ nên quan sát hơi thở của trẻ ở trạng thái yên tĩnh. Nếu luồng khí chủ yếu đi qua miệng khi thở, và luồng khí ở miệng lớn hơn 30% luồng khí hô hấp, chiếm hơn 80% thời gian thở thì có thể xác định là thở bằng miệng.

Ngoài ra, có thể sử dụng một số phương pháp kiểm tra bổ trợ như đặt một chiếc gương nhỏ trước miệng khi trẻ ngủ và quan sát xem có luồng không khí nào khiến gương bị mờ sương không. Hoặc sử dụng miếng dán y tế để dán lên môi. Nếu miếng dán rơi ra do tác động của luồng không khí trong thời gian ngắn thì có thể trẻ sẽ thở bằng miệng.

Tất nhiên, bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên môn để có được lời khuyên chính xác và chuyên nghiệp hơn.

Thói quen xấu khi ngủ của trẻ bị phớt lờ, sẽ âm thầm "làm hỏng" ngoại hình và giảm chỉ số IQ - 10

Có thể bao gồm thuốc men, điều trị phẫu thuật, đeo dụng cụ trong miệng, tập thở,...

Thời điểm tốt nhất để điều trị thở bằng miệng

Nhìn chung, độ tuổi từ 3-12 là giai đoạn quan trọng để điều trị thở bằng miệng ở trẻ. Ở giai đoạn này, sự phát triển xương hàm mặt của trẻ vẫn chưa hoàn thiện và có tính dẻo cao. Can thiệp và điều trị sớm có thể hiệu quả trong việc điều chỉnh thói quen thở bằng miệng, cải thiện sự phát triển khuôn mặt và giảm tác động tiêu cực đến trí thông minh và chiều cao.

Kế hoạch điều trị cụ thể nên được các bác sĩ từ nhiều chuyên khoa khác nhau, chẳng hạn như tai mũi họng và nha khoa, cùng nhau xây dựng dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng thở bằng miệng. Có thể bao gồm thuốc men, điều trị phẫu thuật, đeo dụng cụ trong miệng, tập thở,...

Sức khỏe của trẻ liên quan đến tương lai và hạnh phúc của gia đình, vấn đề thở bằng miệng không nên xem nhẹ. Bố mẹ mẹ nên nâng cao nhận thức về mối nguy hiểm của việc thở bằng miệng, chú ý đến thói quen thở và đưa trẻ đi khám kịp thời nếu phát hiện bất thường, để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh và có nụ cười tự tin.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Abu Dhabi – thủ đô hiện đại của UAE

Abu Dhabi – thủ đô hiện đại của UAE

Tiểu Vương quốc Abu Dhabi vừa là thủ đô và là một trong 7 các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nằm trên một hòn đảo kéo dài ra tận bờ biển phía Tây của vịnh Ba Tư, cách đất liền chưa đến 250m và được nối với đất liền bằng 2 cây cầu là Al Maqta’a và Mussafah. Năm 2010, người ta khánh thành thêm cây cầu thứ 3, mang tên Sheikh Zayed, do một nữ kiến trúc sư tên là Zaha Hadid thiế