Trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này thường muốn xa cách bố mẹ, rời xa gia đình

Trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này sẽ khó gần gũi với bố mẹ khi trưởng thành.

Về mặt logic, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” và bố mẹ là người gần gũi nhất với con cái. Tuy nhiên, đôi khi điều đó lại ngược lại. Con cái trở nên xa lánh, không muốn kết nối với gia đình. Điều này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau trong cách giáo dục và môi trường gia đình.

Có thể thấy, gia đình là cái nôi của xã hội, là môi trường đầu tiên để trẻ phát triển tính cách. Theo đó, cách giáo dục của bố mẹ ảnh hưởng lớn đến tâm lý và hành vi của trẻ.

Nếu trẻ lớn lên trong một gia đình êm ấm, yêu thương, sẽ có xu hướng phát triển lòng tin và khả năng kết nối với mọi người tốt. Ngược lại, nếu trẻ sống trong một môi trường tiêu cực, đầy căng thẳng hoặc thiếu thốn tình cảm, có thể cảm thấy xa lánh và khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ.

Trẻ em từ 4 kiểu gia đình này sẽ thấy khó gần gũi với bố mẹ khi lớn lên.

Trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này thường muốn xa cách bố mẹ, rời xa gia đình - 1

Trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này thường muốn xa cách bố mẹ, rời xa gia đình - 2

Trẻ không sống cùng bố mẹ từ nhỏ

Trẻ có thể sống với ông bà, chỉ có thể gặp bố mẹ vài lần mỗi năm. Vì vậy, trẻ thiếu tình yêu thương và sự quan tâm từ bố mẹ.

Nhà tâm lý học Lý Mỹ Kim từng nói "Nuôi dạy con cái là nền tảng của giáo dục. Bố mẹ trước tiên phải chiếm được vị trí quan trọng trong trái tim trẻ, sau đó trẻ mới nghe lời và gần gũi với chúng ta".

Trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này thường muốn xa cách bố mẹ, rời xa gia đình - 3

Việc không có sự hiện diện thường xuyên của bố mẹ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Trẻ có thể phát triển cảm giác thiếu an toàn, lo âu và không tin tưởng vào các mối quan hệ xung quanh. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội, vì thiếu đi mẫu hình gắn bó lành mạnh từ chính bố mẹ.

Nhiều hoàn cảnh gia đình cho thấy bố mẹ bận rộn với công việc ở xa, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể duy trì kết nối với con cái. Việc dành thời gian để gọi điện thăm hỏi, gửi tin nhắn... có thể giúp trẻ cảm thấy gần gũi hơn với bố mẹ.

Những cuộc trò chuyện này giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương, tạo cơ hội để chia sẻ những điều xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.

Trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này thường muốn xa cách bố mẹ, rời xa gia đình - 4

Trẻ bị bố mẹ kiểm soát từ nhỏ 

Một số phụ huynh mong muốn con cái luôn vâng lời với câu nói quen thuộc "Bố mẹ làm điều này vì lợi ích của con." Điều này thường dẫn đến việc trẻ phải tuân theo những kế hoạch đã được định sẵn, từ việc chọn trường, lớp học sở thích, cho đến phong cách quần áo và thậm chí cả nhóm bạn bè.

Trong khi bố mẹ nghĩ rằng mình đang tạo ra những điều kiện tốt nhất cho con, thực tế lại khác. Dưới sự kiểm soát này, trẻ có thể tỏ ra ngoan ngoãn bề ngoài, nhưng bên trong, thường cảm thấy chán nản và ngột ngạt. Việc không có cơ hội để thể hiện bản thân và đưa ra quyết định, dẫn đến cảm giác kìm hãm và thiếu tự chủ.

Trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này thường muốn xa cách bố mẹ, rời xa gia đình - 5

Tình yêu thương của bố mẹ là nền tảng vững chắc để trẻ trưởng thành.

Khi trẻ bị ép buộc tuân theo những kế hoạch mà không có sự tham gia của chính mình, có thể phát triển tâm lý phản kháng. Khi có cơ hội thoát khỏi không khí đó, trẻ không muốn gần gũi với bố mẹ nữa.

Điều này gây ra sự xa cách trong mối quan hệ, dẫn đến nổi loạn hoặc tìm kiếm sự chấp nhận từ những nguồn không lành mạnh.

Trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này thường muốn xa cách bố mẹ, rời xa gia đình - 6

Trẻ được nuông chiều quá mức

Một số trẻ được nuông chiều từ nhỏ, cả gia đình chú ý và quan tâm đến những việc nhỏ nhặt. Thậm chí, khi trẻ phạm lỗi, bố mẹ thường phớt lờ cho qua. Sự nuông chiều này dẽ khiến trẻ cảm thấy rằng mọi yêu cầu đều được chấp nhận, từ đó hình thành thói quen dựa dẫm và thiếu trách nhiệm.

Khi trẻ lớn lên trong môi trường như vậy, dễ gặp khó khăn trong việc đối phó với những thử thách và thất bại. Thiếu sự giáo dục về cách tự lập và chịu trách nhiệm, trẻ có thể trở nên vô ơn, thiếu cảm giác biết ơn đối với những gì bố mẹ đã làm. 

Trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này thường muốn xa cách bố mẹ, rời xa gia đình - 7

Tình yêu đích thực của bố mẹ là dạy con tự bước đi.

Để tránh nuôi dạy những đứa trẻ vô ơn, bố mẹ nên đặt ra các quy tắc sớm. Ví dụ, cho phép trẻ tự giặt tất hoặc thực hiện các công việc đơn giản trong nhà. Điều này dạy trẻ về trách nhiệm, giúp phát triển kỹ năng sống cần thiết. Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ tiết kiệm tiền nếu muốn mua đồ chơi, nhằm hiểu giá trị của đồng tiền và sự cố gắng.

Tình yêu đích thực của bố mẹ là dạy con tự bước đi, thay vì mãi ôm con trong vòng tay. Việc để trẻ tự trải nghiệm và học hỏi từ cuộc sống sẽ phát triển sự tự tin. Khi trẻ biết rằng có khả năng tự giải quyết vấn đề, sẽ tự tin hơn trong các mối quan hệ sau này.

Trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này thường muốn xa cách bố mẹ, rời xa gia đình - 8

Trẻ sống trong môi trường hay cãi vã

Trẻ em sống trong môi trường hay cãi vã thường gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng cảm xúc và tâm lý. Những cuộc tranh cãi giữa bố mẹ khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, bất an. 

Khi trẻ chứng kiến những xung đột này, có thể phát triển cảm giác tội lỗi, lo âu và thậm chí là sự hoài nghi về tình yêu thương trong gia đình.

Trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này thường muốn xa cách bố mẹ, rời xa gia đình - 9

Không gian gia đình lành mạnh và yêu thương giúp trẻ phát triển tốt.

Trẻ có thể tự hỏi liệu tình yêu của bố mẹ dành cho mình có đủ mạnh mẽ để vượt qua những mâu thuẫn này hay không. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ cảm thấy thiếu an toàn và không chắc chắn về các mối quan hệ trong tương lai.

Trẻ cũng thường gặp khó khăn trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp, học cách giải quyết vấn đề bằng cách cãi vã thay vì thảo luận và thương lượng.

Vì vậy, bố mẹ nên tạo ra một không gian gia đình lành mạnh và yêu thương, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và hạnh phúc hơn trong tương lai.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Về bài thơ “Lối về” của Nhà thơ Đoàn Mạnh Phương

Về bài thơ “Lối về” của Nhà thơ Đoàn Mạnh Phương

Ai cũng có một thời tuổi trẻ đẹp tươi tràn trề ước mơ, khát vọng nhưng sự khắc nghiệt của thời gian không cho ai giữ mãi tuổi thanh xuân của mình. Nên, nuối tiếc thanh xuân, hoài niệm tuổi trẻ là trạng thái tâm lý không lạ ở tuổi chiều. Ai cũng muốn tìm cho mình một “lối về” tuổi trẻ với mục đích riêng. Và đây là Lối về của nhà thơ Đoàn Mạnh Phương.

Giá vàng liên tục biến động mạnh, diễn biến tiếp theo ra sao?

Giá vàng liên tục biến động mạnh, diễn biến tiếp theo ra sao?

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn, giá vàng tương lai giao tháng 6/2025 vẫn duy trì trên mức hỗ trợ kỹ thuật quan trọng 3.180 USD/ounce. Đây được xem là dấu hiệu tích cực về mặt kỹ thuật, mở ra khả năng vàng sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.