Trẻ sơ sinh biết cười sớm trí não phát triển nhanh? Chuyên gia nói có 6 cách tăng IQ và EQ cùng lúc
Nhiều chuyên gia nhận định trẻ sơ sinh biết cười càng sớm sẽ tốt cho cả quá trình phát triển trí não và cảm xúc.
Đối với trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi từ 0 đến 1 tuổi, phát triển trí tuệ cảm xúc đóng một vai trò quan trọng hình thành nhân cách, thiết lập các mối quan hệ xã hội sau này.
Trong năm đầu đời, trẻ thường trải qua nhiều giai đoạn phát triển cảm xúc. Ban đầu, trẻ sơ sinh chỉ có thể biểu hiện các cảm xúc cơ bản như vui vẻ, buồn bã và sợ hãi thông qua hành động như cười, khóc hoặc co rúm người. Những phản ứng này là cách trẻ giao tiếp với thế giới xung quanh và cho thấy nhu cầu.
Mọi biểu hiện của trẻ đều là tín hiệu hữu ích
Sau khi trẻ chào đời, hai biểu cảm phổ biến nhất mà chúng ta thấy rõ nhất là khóc và cười.
Dùng tiếng khóc để bày tỏ nhu cầu và yêu cầu giúp đỡ
Thông thường, trẻ khóc sẽ dễ hiểu hơn. Trẻ sẽ sử dụng những âm thanh khóc khác nhau để thể hiện những nhu cầu của mình, chẳng hạn như đói, muốn đi tiểu và cảm thấy khó chịu...
Bằng cách khóc, trẻ sơ sinh có thể thu hút sự chú ý, khơi dậy sự đồng cảm và nhận được sự chăm sóc tương ứng từ người thân.
Dùng tiếng cười để thể hiện tâm trạng tốt và thiết lập các mối quan hệ gắn bó
Trẻ sơ sinh học cười khi nào?
Một số bà mẹ sẽ nói: “Con tôi sẽ cười khi ở cữ, hay sẽ cười khi ngủ thiếp đi, như đang mơ một giấc mơ đẹp”.
Trên thực tế, xét từ góc độ khoa học, đây không phải là tiếng cười thật sự mà là một hành động phản xạ vô thức.
Dùng tiếng cười để thể hiện tâm trạng tốt.
Các nhà khoa học chia tiếng cười của trẻ sơ sinh thành ba loại.
- Loại thứ nhất là nụ cười phản xạ nói trên, thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi sinh.
- Kiểu cười thứ hai được gọi là "nụ cười gây ra". Khoảng 3 tuần sau khi trẻ chào đời, khi bố mẹ tương tác vui vẻ, trẻ sẽ đáp lại bằng một nụ cười. Biên độ của nụ cười này sẽ lớn hơn nụ cười phản xạ. Đó là một hành động có ý thức và giúp trẻ học cách tương tác với người khác.
- Kiểu cười thứ ba được gọi là “nụ cười xã giao” và không xuất hiện cho đến khi trẻ được 2 đến 3 tháng tuổi.
Kiểu cười này đúng như tên gọi. Trẻ sử dụng nụ cười biểu đạt xã hội để bày tỏ lòng tốt với những người mình biết hoặc thích, nhằm thiết lập các mối quan hệ thân thiết. Bằng cách này, trẻ nhận được sự chú ý và chăm sóc tốt hơn.
Điều đáng chú ý là sự xuất hiện của những nụ cười xã giao, thường cho thấy sự phát triển của một số vùng não đang dần trưởng thành. Khi các dây thần kinh sọ phát triển đến một mức độ nhất định, trẻ mới biết cười xã hội. Vì vậy, nhiều chuyên gia nhận định “trẻ càng cười sớm thì càng thông minh hơn”.
Nếu trẻ vẫn không cười khi được 3 tháng tuổi, điều đó có nghĩa là trẻ đang có một số vấn đề trong quá trình phát triển, lúc này bố mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
Dùng nỗi sợ hãi để tìm kiếm sự bảo vệ
Nhiều bà mẹ nhận thấy rằng khi trẻ được 3 hoặc 4 tháng tuổi, sẽ nhìn chằm chằm vào người lạ một cách tò mò hoặc mỉm cười thoáng qua.
Nhưng khi được 6-8 tháng tuổi, trẻ sẽ tỏ ra sợ hãi rõ rệt nếu nhìn thấy người lạ. Đây là điều mà chúng ta thường gọi là “sự lo lắng của người lạ”. Không chỉ vậy, trẻ cũng sẽ trở nên bám mẹ trong giai đoạn này, khi mẹ hoặc người rời đi, trẻ sẽ khóc và có biểu hiện “sợ chia ly”.
Dùng nỗi sợ hãi để tìm kiếm sự bảo vệ.
Hai cảm xúc sợ hãi, lo lắng này cũng là một đặc điểm trong quá trình phát triển cảm xúc. Điều này là do khoảng 6 tháng tuổi, khả năng nhận thức và trí nhớ của trẻ phát triển nhảy vọt. Trẻ bắt đầu phân biệt được người quen và người lạ.
Trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi có mẹ hoặc người thường xuyên chăm sóc ở bên cạnh. Nhưng khi có người lạ xuất hiện hoặc bị tách khỏi mẹ, trẻ tỏ ra hồi hộp, sợ hãi, lo lắng.
Điều này cho thấy bé đã nhận ra ai là người quan trọng với mình và ai có thể gây nguy hiểm.
Vì vậy, trẻ sơ sinh không phải là rụt rè, hay phụ thuộc. Những hành vi này cho thấy khả năng cảm xúc, tâm lý và nhận thức đã phát triển bình thường.
Có 6 điểm nuôi dạy giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc cao
Ở độ tuổi 0-1, nhiệm vụ phát triển quan trọng nhất đối với bé là thiết lập mối quan hệ gắn bó thông qua kết nối với bố mẹ, nuôi dưỡng cảm giác an toàn bên trong và niềm tin vào thế giới.
Theo Tiến sĩ Laura “Trước khi trẻ được 1 tuổi, sự giao tiếp của bố mẹ đóng vai trò quyết định lớn trong việc hình thành trí não hoặc hệ thần kinh, thậm chí là sự phát triển trong suốt cuộc đời”.
Vì vậy, trong năm đầu tiên sau khi trẻ chào đời, bố mẹ nên tập trung làm những việc này.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu
Trẻ khóc để thể hiện nhu cầu. Khi trẻ khóc, nếu bố mẹ nhanh chóng an ủi và đáp ứng nhu cầu. Ví dụ, cho trẻ ăn khi đói, ngủ khi buồn ngủ và chơi khi buồn chán...
Khi đó trẻ sẽ biết rằng mình được an toàn, quan trọng và có thể tin tưởng vào thế giới. Bởi vì bất cứ khi nào có nhu cầu, bố mẹ sẽ giúp đỡ ngay lập tức.
Điều này rất quan trọng đối với khả năng giao tiếp trong tương lai, khả năng điều chỉnh cảm xúc và sự thoải mái của bản thân.
Ngược lại, nếu bố mẹ phớt lờ khi trẻ khóc, lượng hormone gây căng thẳng trong cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng, khiến não trở nên cảnh giác cao độ và thiếu tin tưởng vào môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, cũng như khả năng thích nghi và điều hòa cảm xúc.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu.
Mỉm cười, ôm và vuốt trẻ
Như đã đề cập trước đó, sự xuất hiện nụ cười xã giao có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của các dây thần kinh não của trẻ.
Thường xuyên mỉm cười, giao tiếp bằng mắt, ôm và vuốt ve có thể kích thích trí não trẻ và hệ thần kinh phát triển tốt hơn.
Đồng thời, việc ôm ấp, vuốt ve còn có thể kích thích tiết oxytocin, khiến trẻ cảm thấy bình tĩnh, dễ chịu, tạo nền tảng cho sự tự an ủi.
Thay đổi cách đồng hành theo tâm trạng của trẻ
Chơi cùng là cách tốt giúp trẻ học hỏi và phát triển, tuy nhiên khi chơi cùng, phải chú ý đến những thay đổi về mặt cảm xúc.
Khi trẻ nhìn và tỏ ra vui vẻ, mẹ có thể tiếp tục nói chuyện, hát và chơi.
Nhưng nếu trẻ nhìn đi nơi khác hoặc thậm chí không tỏ ra quấy khóc, điều đó có nghĩa đã nhận đủ sự kích thích và cần bình tĩnh lại. Lúc này, mẹ cần giảm bớt cường độ đồng hành.
Phương pháp phản ứng được điều chỉnh theo trạng thái này có thể giúp trẻ hiểu: Mình có thể bày tỏ nhu cầu thông qua những cảm xúc khác nhau và bố mẹ sẽ đáp lại.
Điều này giúp trẻ phát triển khả năng thể hiện cảm xúc và điều chỉnh, đồng thời xây dựng sự tự tin và chủ động.
Đừng tùy tiện thay đổi người chăm sóc
Khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi, sẽ thiết lập mối quan hệ gắn bó ổn định với mẹ và những người chăm sóc khác. Đây cũng là cơ sở cho cảm giác an toàn và khả năng khám phá.
Vì vậy, trong giai đoạn này, người chăm sóc không nên thay đổi thường xuyên. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc thiết lập mối quan hệ gắn bó và cảm giác an toàn, điều này rất bất lợi cho sự phát triển tâm lý.
Tạo môi trường an toàn để khám phá
Từ 0-1 tuổi là giai đoạn vận động thô phát triển nhanh chóng. Từ khả năng nằm trên giường và được người lớn chăm sóc đến khả năng bò, ngồi, đứng, khả năng vận động ngày càng tăng, không gian khám phá ngày càng rộng hơn.
Trong quá trình này, điều bố mẹ nên làm là tạo ra một môi trường an toàn.
Ví dụ, cất đi tất cả những thứ nguy hiểm, bao gồm thuốc, pin, kéo sắc, vật lạ dễ nuốt, dán các băng an toàn vào cạnh bàn, bịt kín tất cả các lỗ trên ổ cắm....
Mẹ cũng có thể sử dụng hàng rào để bao quanh khu vực hoạt động an toàn. Sau khi thực hiện các biện pháp bảo vệ, hãy để trẻ khám phá và chơi thỏa thích. Điều này rất có lợi cho sự phát triển nhận thức và tâm lý.
Tạo môi trường an toàn để khám phá.
Thúc đẩy sự phát triển cảm xúc của trẻ thông qua trò chơi
Cuối cùng, hãy sử dụng một số trò chơi để trau dồi trí tuệ cảm xúc.
Chơi nhạc hoặc làm một nhạc cụ đơn giản
Ví dụ, đập nồi bằng thìa gỗ, đổ đậu hoặc gạo vào hộp nhựa và lắc theo nhịp. Những trò chơi này mang lại sự giác ngộ về âm nhạc, giải tỏa cảm xúc.
Luyện tập nhiều giác quan hơn
Ví dụ, cho trẻ chạm vào những đồ vật có chất liệu và nhiệt độ khác nhau, như gối mềm, lông thú, búp bê, gạch cứng lạnh, sàn gỗ mịn, nước có nhiệt độ khác nhau,..
Ngoài xúc giác, có thể sử dụng các loại rau củ quả có màu sắc, mùi vị khác nhau để rèn luyện thị giác và khứu giác. Dùng đũa để đánh các đồ vật khác nhau hoặc phát ra nhiều âm thanh khác nhau để rèn luyện thính giác.
Sử dụng các từ liên quan đến cảm xúc
Khi kể chuyện hay chơi trò chơi với búp bê, mẹ nên thêm một số từ ngữ liên quan đến cảm xúc.
Chẳng hạn, chú mèo con rất vui mừng sau khi ăn được chiếc bánh mình thích;, chú gấu vô tình ngã xuống và khóc thảm thiết.
Sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến cảm xúc nhằm thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ, cải thiện trí tuệ cảm xúc.
Bình luận