Trồng hoa hồng sợ nhất mọc ra thứ này, thấy thì nhanh tay cắt đi, để lâu hoa không nở

Nếu không loại bỏ sớm, hoa hồng sẽ ít ra hoa hơn.

Hoa hồng là loại cây được nhiều người yêu thích trồng trong vườn nhà, vì loại hoa này không kén môi trường sinh trưởng, miền Nam hay miền Bắc đều trồng được, bạn cũng có thể trồng ở ban công, sân thượng hoặc sân vườn,… Hơn nữa, hoa hồng còn đa dạng chủng loại và màu sắc, nở quanh năm, trừ thời điểm lạnh nhất của mùa đông.

Nhưng khi trồng hoa hồng vào mùa xuân, bạn phải chú ý một điều, đó là khi hoa hồng mọc chồi mới, hãy kiểm tra xem những chồi mới và cành mới này có phải là chồi điếc (chồi mù) hay không. Vì khi chồi điếc mọc ra, cành đó dù tươi tốt, khỏe mạnh thế nào cũng không nở hoa, cho nên bạn cần cắt tỉa càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng tới việc ra hoa của hoa hồng.

Trồng hoa hồng sợ nhất mọc ra thứ này, thấy thì nhanh tay cắt đi, để lâu hoa không nở - 1

Nguyên nhân khiến hoa hồng xuất hiện chồi điếc

- Nhiệt độ thấp và ánh sáng yếu

Hoa hồng là loại cây ưa nắng. Nếu nhiệt độ thấp và ánh sáng quá yếu, hoa hồng sẽ dễ mọc chồi điếc. Vì vậy khi thời tiết ấm, bạn cần di chuyển các chậu hoa hồng ra ban công, sân thượng càng sớm càng tốt. Đủ ánh sáng thì cây mới phân hóa mầm, ra nhiều nụ hoa.

- Đất quá khô

Một nguyên nhân khác khiến hoa hồng mọc chồi điếc là do môi trường quá hanh và đất quá khô. Vì vậy, bạn nhớ bổ sung nước kịp thời để đảm bảo đất luôn ẩm, như vậy hoa hồng mới phát triển khỏe mạnh được.

Trồng hoa hồng sợ nhất mọc ra thứ này, thấy thì nhanh tay cắt đi, để lâu hoa không nở - 2

- Không đủ chất dinh dưỡng

Hoa hồng phát triển rất nhanh, số lượng hoa nhiều, về cơ bản không thay đất, thay chậu trong một năm thì khi đó rễ hoa sẽ mọc đầy chậu. Khi đó, nếu chất dinh dưỡng không đủ thì hoa hồng sẽ dễ mọc ra chồi điếc. Do đó, bạn hãy thay đất cho hoa hồng mỗi năm một lần, khi thay nên chuẩn bị lại đất dinh dưỡng để trồng, khi trồng nhớ lót đáy chậu hoa bằng phân bón lót.

- Sử dụng phân bón không cân đối

Từ đầu mùa xuân nên bón phân cho hoa hồng, nhưng đôi khi lượng bón quá nhiều cũng dễ khiến hoa hồng mọc ra chồi điếc. Tốt hơn hết, bạn nên vùi một ít phân hữu cơ hoặc phân tan chậm vào chậu hoa, không sử dụng một số loại phân bón đơn chất như urê.

Trồng hoa hồng sợ nhất mọc ra thứ này, thấy thì nhanh tay cắt đi, để lâu hoa không nở - 3

Cách nhận biết và tỉa chồi điếc

Trên thực tế, chồi điếc rất dễ nhận biết. Sau khi cắt tỉa cành cho hoa hồng, các chồi non mới sẽ phát triển rất mạnh, khoảng 20 - 22 ngày sau bạn sẽ thấy cây mọc ra chồi mới. Nếu trên đầu chồi mới có một chấm nhỏ màu đen thì đó chính là chồi điếc.

Trồng hoa hồng sợ nhất mọc ra thứ này, thấy thì nhanh tay cắt đi, để lâu hoa không nở - 4

Nếu thấy chồi điếc, bạn nên cắt tỉa càng sớm càng tốt. Nếu chồi điếc ở nhánh chính, hãy cắt bỏ 3-4 lá tính từ lá đầu tiên trở xuống. Nếu ở nhánh phụ thì có thể cắt luôn nhánh này. Lưu ý, mặt cắt nên nghiêng 45 độ để tránh nấm bệnh phát triển, vết cắt nên được bôi thuốc sau khi cắt xong.

Hạo Phi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v