Truyện cổ tích: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Trung thu cũng là thời điểm mặt trăng tròn và sáng nhất, trùng với thời điểm thu hoạch vào mùa thu.

Tết Trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 hàng năm, là một dịp lễ quan trọng trong truyền thống của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Truyện cổ tích: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu - 1

Nguồn gốc ngày Tết Trung thu

Nguồn gốc của Tết Trung thu bắt đầu từ văn hóa Trung Quốc và đã trải qua hơn 3,000 năm lịch sử. Vào thời nhà Chu (1045 - 221 TCN), trong mùa thu hoạch vào mùa thu, các hoàng đế Trung Quốc cổ đại tôn thờ mặt trăng vì họ tin rằng làm như vậy sẽ mang lại một vụ mùa bội thu vào năm tiếp theo.

Từ đó, phong tục cúng tế mặt trăng được lưu truyền theo ghi nhận sử sách trong triều đại Tây Chu (1045 – 770 trước Công nguyên). Cụm từ “trung thu” lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn Chu Lễ viết vào thời Chiến Quốc (475 – 221 TCN). Nhưng vào thời điểm đó, trung thu chưa phải là một lễ hội chính thức, mà chỉ mang tính thời gian và mùa vụ.

Truyện cổ tích: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu - 2

Sự tích Tết Trung thu trở nên phổ biến hơn vào thời nhà Đường (618 – 907), càng ngày càng có nhiều người trong giới thượng lưu có phong tục ngắm trăng vào ngày rằm. Tầng lớp thương gia giàu có và các quan chức tổ chức những bữa tiệc linh đình. Họ uống rượu, thưởng ngoạn ánh trăng và người dân cúng tế, cầu nguyện với mặt trăng để có một mùa bội thu vào năm sau. Tết Trung thu dần trở thành ngày lễ vào thời nhà Tống (960 – 1279), ngày 15 tháng 8 âm lịch được chọn để làm “Tết Trung thu”.

Ở Việt Nam, sự tích Tết Trung thu đã có từ thời xa xưa, được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

Truyện cổ tích: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu - 3

Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người Việt Nam. Mùa lễ này là cơ hội để thành viên trong gia đình tụ họp và là dịp con trẻ được vui chơi, rước đèn cũng như có những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu. Lễ trung thu còn là cơ hội để:

- Sum họp gia đình: Tết Trung thu là dịp để mọi người quây quần bên nhau, ăn bánh trung thu uống trà, sum họp gia đình kể về những câu chuyện trong quãng thời gian dài làm việc và học tập.

- Bày tỏ lòng biết ơn: Đây là dịp để các thành viên trong gia đình bày tỏ lòng biết ơn dành cho nhau. Không chỉ con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và tổ tiên, mà người lớn cũng dành những lời cảm ơn vì những nỗ lực của con nhỏ.

- Vui chơi giải trí: Tết Trung thu là dịp để con trẻ được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động vui chơi truyền thống như rước đèn, phá cỗ, múa lân, v.v.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa: Tết Trung thu là dịp để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đã tồn tại trong hơn 3,000 năm lịch sử.

Truyện cổ tích: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu - 4

Những hoạt động thú vị trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam

Rước đèn Trung Thu

Rước đèn là hoạt động không thể thiếu mỗi dịp Tết Trung thu. Gia đình có thể mua lồng đèn mà bé yêu thích hoặc mua các nguyên vật liệu để cùng bé làm lồng đèn, vun đắp thêm kỷ niệm cho gia đình. Đến ngày rằm, bé cùng gia đình hoặc bạn bè rước đèn hòa mình vào không khí trung thu náo nhiệt với tiếng trống, tiếng kèn, tiếng cười nói rộn ràng.

Ngắm trăng và phá cỗ

Mặt trăng tròn chính là “đặc sản” vào dịp lễ trung thu. Vào đêm trăng rằm tháng Tám, mọi người sẽ cùng nhau quây quần bên mâm cỗ có các loại bánh trung đa dạng hương vị, các loại trái cây, bánh trung thu, kẹo và ấm trà đậm đà. Sau khi thưởng thức những món ăn ngon, mọi người sẽ cùng nhau ngắm trăng và kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị trong cuộc sống.

Truyện cổ tích: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu - 5

Múa lân

Múa lân là hoạt động văn hóa dân gian độc đáo của Việt Nam. Những chú lân với hình dáng uy nghi, sinh động cùng với tiếng trống rộn ràng sẽ mang đến cho người xem những màn trình diễn vô cùng hấp dẫn trong dịp Tết Trung thu.

Tham gia các trò chơi dân gian

Trong dịp Tết Trung thu, có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức để mọi người tham gia vui chơi giải trí. Một số trò chơi phổ biến như: kéo co, đi cầu ván, hái hoa cau,...

Tham dự các lễ hội Trung thu

Tại nhiều địa phương trên khắp cả nước, các lễ hội Trung Thu được tổ chức với nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn dành cho mọi lứa tuổi. Đây là cơ hội để mọi người được hòa mình vào không khí sôi động và vui tươi của Tết Trung thu.

Truyện cổ tích: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu - 6

Sự tích Tết Trung thu - Câu chuyện Hằng Nga

Ngày xửa ngày xưa có một nàng tiên nữ vô cùng xinh đẹp và rất yêu trẻ con, nàng tên là Hằng Nga. Một hôm nọ , Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” .

Nếu ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga tham dự cuộc thi làm bánh và cố gắng tìm ra công thức để làm ra loại bánh ngon nhất. Nàng tìm xuống trần gian thăm hỏi xem có ai giúp nàng không.

Và một ngày nọ, Hằng Nga đã gặp được chú Cuội – một anh chàng không thật thà.

Hằng Nga thoảng giọng nhẹ nhàng hỏi:

– Chàng ơi, liệu có công thức nào để làm ra một loại bánh ngon và lạ nhất trên đời này không?

Chú Cuội chỉ nghe thoảng câu hỏi của Hằng Nga nhưng chàng không trả lời và im lặng một lúc thật lâu. Rồi sau đó mặt dù không biết câu trả lời nhưng chú Cuội vì muốn được tiếp tục nói chuyện với Hằng Nga. Chú Cuội đã vội vàng trả lời:

– Nàng ơi, nàng cứ đem hết nguyên liệu làm bánh mà trộn thật đều lại rồi đem nướng lên. Để một lúc sau rồi lấy ra thì nàng sẽ có món bánh thật tuyệt vời nhất trên thế gian này.

Hằng Nga mừng rỡ vì chàng Cuội đã chỉ cho nàng bí quyết đó. Nàng lấy lòng biết ơn và bắt đầu cùng chàng Cuội làm những chiếc bánh để có thể mang đi dự thi.

Truyện cổ tích: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu - 7

Trải qua một thời gian làm ra những chiếc bánh ngon nhất, nàng Hằng Nga cũng đã đến lúc phải mang trở về cho kịp dự thi lễ hội.

Nhưng chú Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã một tay nắm lấy nàng Hằng Nga và tay kia giữ vào cây đa nhưng sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng.

Giờ đây ngồi trên cây đa, chú Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.

Về đến thiên đình, thật bất ngờ món bánh của Hằng Nga lại ngon nhất và đặc biệt nhất. Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là “bánh Trung thu”, nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Kể từ đó hằng năm vào rằm tháng tám là Hằng Nga và chú Cuội lại được gặp nhau rồi cùng xuống trần gian mang những chiếc bánh đến cho các em nhỏ để quây quần bên nhau cùng ăn với gia đình các bé.

Về sau hễ cứ đến rằm tháng tám là gia đình sum họp quây quần bên nhau cùng tất cả các thành viên ăn món bánh truyền thống mang tên “Bánh Trung Thu” ngày nay.

Đây chính là câu chuyện được dân gian kể lại về sự tích Tết Trung Thu cho đến bây giờ.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Triển lãm bộ sưu tập sơn mài Hùng Khuynh: Cuộc đối thoại giữa các thời đại và ý niệm

Triển lãm bộ sưu tập sơn mài Hùng Khuynh: Cuộc đối thoại giữa các thời đại và ý niệm

Là tác giả được biết đến với nhiều bức sơn mài chứa đựng tính dân gian, họa sĩ Hùng Khuynh luôn quan niệm nghệ thuật là nhịp cầu nối liền thời gian, từ cội nguồn dân gian, ông tìm về với những giá trị văn hóa đã được khắc sâu trong tâm hồn của dân tộc qua bao thế hệ. Với ông, dân gian không chỉ là quá khứ, mà còn là dòng chảy sống động qua từng nét vẽ, từng lớp màu.