Truyện cổ tích: Sự tích mặt trăng

Câu chuyện kể về nguồn gốc của mặt trăng như chúng ta vẫn thấy ngày nay.

Truyện cổ tích: Sự tích mặt trăng - 1

Truyện cổ tích: Sự tích mặt trăng - 2

Nội dung câu chuyện sự tích mặt trăng

Đất nước này có từ hồi mới khai thiên lập địa, ở đây ban đêm trời tối đen như mực, vì chẳng có trăng, sao chiếu sáng, bầu trời như một tấm thảm đen bao trùm khắp đất nước.

Một ngày kia, có bốn chàng trai ở đất nước này rủ nhau đi chu du thiên hạ. Họ tới một vương quốc khác. Ở đây, sau khi mặt trời khuất núi thì thấy xuất hiện một quả cầu sáng dịu treo trên một cây sồi cổ đại. Ánh sáng tỏa chiếu khắp đất nước. Tuy không chói chang như ánh sáng mặt trời, nhưng dưới ánh sáng dịu ấy người ta cũng có thể nom rõ và phân biệt mọi vật.

Mấy khách bộ hành dừng chân đứng ngắm, họ hỏi một người nông dân đánh xe ngựa đi ngang, vật sáng đó là cái gì. Người kia đáp:

– Đó là mặt trăng. Ông trưởng làng của chúng tôi mua ba Thalơ và đem treo ở đó. Hàng ngày ông ta phải đổ dầu và lau cho sạch để nó cháy đều và phát ra ánh sáng dịu. Ông ta nhận tiền công mỗi tuần một Thalơ (Thalơ là một loại đồng bạc được sử dụng khắp châu Âu trong gần bốn trăm năm, tiếng Anh viết là Thaler).

Khi người nông dân đã đi khuất, một người trong bọn khách bộ hành nói:

– Loại đèn như thế này chắc chúng ta cũng cần. Ở quê hương chúng ta cũng có một cây sồi cổ đại, chúng ta có thể treo nó lên cây. Vui sướng biết bao khi chúng ta không còn phải mò mẫm đi trong đêm.

Truyện cổ tích: Sự tích mặt trăng - 3

Ảnh minh họa.

Người thứ hai nói:

– Các anh có biết không, những người ở đây có thể đi mua cái khác về treo. Chúng ta hãy mau mau lấy xe và ngựa chở ngay mặt trăng này đi.

Người thứ ba nói:

– Tôi trèo cây giỏi, để tôi trèo lên lấy nó xuống.

Người thứ tư dẫn xe và ngựa tới. Người thứ ba trèo lên cây, khoan một lỗ xuyên qua mặt trăng, lấy dây thừng xỏ buộc lại rồi thả nó xuống.

Khi quả cầu lóng lánh kia đã nằm gọn trên xe, họ lấy khăn phủ lên để cho không ai biết chuyện. Họ lấy mặt trăng đem đi.

Họ đem được mặt trăng về nước mình một cách yên ổn và treo nó lên trên ngọn cây sồi cao. Ánh trăng chiếu sáng khắp cánh đồng, trong nhà ngoài ngõ tràn ngập ánh trăng, già trẻ lớn bé đều vui mừng.

Những người tí hon đua nhau ra khỏi hang động để thưởng thức trăng, và trên thảo nguyên các thổ công xúng xính trong bộ quần áo đó cùng nhau dung dăng dung dẻ nhảy múa vòng tròn.

Bốn người hàng ngày lo đổ dầu, lau bồ hóng hàng tuần được lãnh tiền công.

Nhưng rồi cùng với năm tháng, họ trở nên già nua. Khi người thứ nhất ốm, biết mình không qua khỏi nên căn dặn mọi người mình muốn lấy một phần tư mặt trăng đem theo xuống chín suối.

Sau khi người này chết, trưởng làng trèo lên cây, lấy chiếc kéo tỉa cây cắt lấy một phần tư mặt trăng, đặt nó vào trong quan tài của người quá cố.

Ánh trăng tuy không sáng như trước nhưng ít người nhận thấy điều đó. Khi người thứ hai qua đời, một phần tư khác cũng được cắt chia cho người đó. Ánh trăng không còn sáng tỏ nữa. Nhưng khi người thứ ba chết, một phần tư nữa lại bị cắt chôn theo cùng, giờ đây ánh trăng mờ ảo.

Đến khi người thứ tư xuống mồ thì phần tư cuối cùng cũng được lấy xuống chôn cùng người quá cố. Giờ đây ban đêm lại tối đen như mực như khi trước kia. Mỗi khi đi đêm xuống, mọi người lại phải mang theo đèn nếu không thì lại cụng đầu vào nhau.

Ở dưới địa ngục lúc nào cũng tối tăm, bốn mảnh trăng kia được ghép lại thành một quả cầu sáng. Ánh trăng không chói chang như mặt trời, mà là ánh sáng dịu nên rất hợp với những cặp mắt của những người ở dưới địa ngục.

Họ động đậy, rồi thức tỉnh khỏi cơn ngủ triền miên. Họ vươn vai đứng dậy, trở nên vui tính và lại tiếp tục những nhịp điệu sống cũ của mình.

Một số lại đi cờ bạc, nhảy múa, số khác lại đến các quán rượu vòi rượu uống, khi đã ngà ngà say thì bắt đầu cãi lộn làm huyên náo cả vùng, tiếp đến là rút gậy ăn mày ra đánh nhau. Tiếng huyên náo bởi cãi nhau và đánh lộn ngày càng to và vang xa, nó vang lên đến tận thiên đình.

Thánh Pétrus có nhiệm vụ canh giữ cổng trời, nghe thấy huyên náo nghĩ rằng dưới địa ngục có nổi loạn. Thánh thổi tù và báo động, tập hợp quân lính phòng khi quân ô hợp dưới địa ngục kéo lên thì đánh đuổi chúng xuống.

Đợi mãi nhưng không thấy chúng kéo lên. Thánh Pétrus lên ngựa và phóng qua cửa trời xuống dưới địa ngục. Thánh dẹp yên và ra lệnh ai về mộ người ấy. Dẹp xong, thánh lấy mặt trăng đem theo về trời. Vì vậy mặt trăng treo trên trời như ngày nay chúng ta thấy.

Truyện cổ tích: Sự tích mặt trăng - 4

Bài học hay từ truyện cổ tích

Truyện cổ tích: Sự tích mặt trăng - 5

Câu chuyện kể về nguồn gốc của mặt trăng như chúng ta vẫn thấy ngày nay.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phùng Văn Khai - Trần Đăng Suyền: Đối thoại về nhà văn Nguyễn Công Hoan

Phùng Văn Khai - Trần Đăng Suyền: Đối thoại về nhà văn Nguyễn Công Hoan

Theo kế hoạch của Dự án sách “Thuật bút Xuân Cầu”, Ban biên soạn Dự án đã có chuyến đi về thăm mộ nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nhà lưu niệm Tô Hiệu tại làng Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên. Đây là chuyến đi vô cùng ý nghĩa và nhiều cảm xúc đã tiếp thêm động lực cho ban biên soạn có nguồn cảm hứng bất tận, tiếp nối các bậc đa đề để tạo ra những tác phẩm hay, có giá