Karaoke: Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn “bà hỏa” gây hại

Vụ cháy thảm khốc cơ sở Karaoke An Phú ở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày 6/9/2022 làm chết 32 người, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng vi phạm bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại những cơ sở hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện là dịch vụ văn hoá karaoke, vũ trường, quán bar từng để xảy ra hàng trăm vụ hoả hoạn, thiệt hại lớn về người, tài sản, gây rối loạn trật tự an toàn xã hội…

Không có dịch vụ nào nguy hại và thảm khốc đến thế!...

Trong nhiều năm qua, dịch vụ karaoke được mở ra như “trăm hoa đua nở”. Có lẽ trên thế giới, hầu như không quốc gia, vùng lãnh thổ nào có nhiều cơ sở karaoke như ở Việt Nam. Tại các thành phố lớn, số lượng cơ sở karaoke được cấp phép phải tính có đến hàng nghìn, điển hình như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài những nơi được cấp phép, dịch vụ này còn tự phát trong các khách sạn, nhà hàng, quán bia. Một số thôn xóm vùng nông thôn người ta cũng mở quán karaoke trong buồng nhà cấp 4 chẳng cần quy chuẩn, thiết kế theo quy định nào. Các vụ cháy xảy ra làm chết hàng trăm người, thiệt hại vô cùng lớn về tài sản, sự hi sinh của cản bộ, chiến sĩ ngành phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

Karaoke: Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn “bà hỏa” gây hại - 1

Hiện trường vụ cháy Karaoke An Phú ở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày 6/9/2022.

Ngày 01/8/2022 quán Karaoke ở 231 Quan Hoa, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội bị thiêu rụi. Lực lượng cứu hoả ứng cứu dập tắt đám cháy nhưng 3 cán bộ, chiến sĩ công an cứu hoả đã hi sinh vô cùng đau thương. Đó là Trung tá Đặng Anh Quân (sinh năm 1977, đội trưởng), Trung uý Đỗ Đức Việt (sinh năm 1998) và binh nhì Nguyễn Đình Phúc (sinh năm 2003).

Karaoke: Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn “bà hỏa” gây hại - 2

Các liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ trong vụ cháy quán Karaoke ở 231 Quan Hoa, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy.

Còn nhớ cách đây gần 6 năm, vào tháng 11/2016 cũng tại quận Cầu Giấy đã để xảy ra vụ cháy quán Karaoke karaoke ở phố Trần Thái Tông làm chết 13 người là những cán bộ trẻ được cử đi đào tạo nhân tài cho đất nước, tiệc tùng xong rủ nhau đi hát, tiếp tục rượu bia đã bị thiêu chết oan nghiệt rất thảm thương.

Sau 01 tháng 5 ngày vụ cháy ở Quan Hoa nêu trên, ngày 6/9/2022 tại tỉnh Bình Dương xảy ra vụ cháy kinh hoàng làm chết 32 người, trong đó 11 người cháy xém đến mức phải xác định danh tính bằng công nghệ AND, một số khác phải cấp cứu vào các bệnh viện. Vụ cháy được xác minh ban dầu đầu cho là do chập điện và chết quá nhiều người còn do “”khách chủ quan”, đóng kín cửa, cài chặt then, hát, được cảnh báo cũng không lo chạy thoát thân. Toà nhà 3 tầng này làm thành 30 phòng dịch vụ, xây bịt kín các cửa sổ, không có lối thoát hiểm, tầng thượng quây kín bằng tôn.

Chủ cơ sở là ông Lê Anh Xuân, 42 tuổi ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, hoạt động từ đầu năm 2016 sau cho người khác thuê lại. Như vậy, cơ sở này không đủ điều kiện đã được cấp phép và quá trình hoạt động cơ quan chức năng đã 5 lần xử phạt hành chính. Vu Vụ cháy lớn đã bị khởi tố vụ án hình sự theo Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”.

Gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng

Giấy mực không thể thống kê hết được, chỉ xin đề cập một số vụ điển hình trong khoảng 10 năm gần đây: Ngày 8/7/2011, cháy quán bar Shisha Night Club (Hà Nội) do thợ hàn gây nên làm 2 công nhân tử vong. Cùng dịp đó, vừa cháy quán bar 55 Mã Mây lại cháy ngay quán bar Nola 89 Mã Mây, Hà Nội. Chiều ngày 21/12/2012, cháy lớn vũ trường lớn nhất thành phố Đà Nẵng Neww Phương Đông tại đường Đống Đa, quận Hải Châu.

Trước đó một năm, ngày 23/12/2011 vũ trường này đã một lần cháy lớn, gây thiệt hại nặng nề về tài sản. Ngày 6/12/2012, vũ trường Golf lớn nhất TP Cần Thơ ở số 2 đường Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều bị thiêu rụi hoàn toàn. Ngày 12/6/2013, cháy quán karaoke Grand cao 6 tầng ở 300 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngày 19/11/2013, tại số 9 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội cháy lớn ở quán Zone 9 làm 6 người chết do hít phải khí độc.

Karaoke: Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn “bà hỏa” gây hại - 3

Hiện trường cháy quán karaoke Nhật Thực ở 5B, ngõ 43 Giảng Võ, quận Ba Đình năm 2014.

Ngày 3/5/2014 cháy quán karaoke Nhật Thực ở 5B, ngõ 43 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội khiến 5 người chết, trong đó có chủ quán và 3 phụ nữ. Ngày 23/8/2014 cháy lớn quán bar ở số 153 phố Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội hàng trăm khách náo loạn bỏ chạy, 13 người bị thương do bỏng. Ngày 6/11/2014 cháy quán karaoke tại phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn làm 4 người chết. Ngày 01/9/2019, tại phường Kinh Bắc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cháy quán karaoke làm 01 người tử vong. Ngày 13/7/2022 tại Hải Phòng cháy vũ trường Neww MDM Club. Ngày 11/9/2022 cháy cơ sở karaoke Hố Nai, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai,v.v và v.v…

Thực trạng ấy gióng lên hồi chuông cảnh báo những nguy cơ rình rập hàng ngày có thể tiếp tục xảy ra.

Đặt lên hàng đầu về phòng cháy, chữa cháy?

Theo quy định của luật pháp, karaoke, vũ trường là lĩnh vực kinh doanh có điền điều kiện không thiết yếu. Yêu cầu đặt ra là phải quản lí chặt chẽ với các điều kiện nghiêm ngặt, an toàn về cháy nổ phải đặt lên hàng đầu.

Đây thực chất là loại hình dịch vụ văn hoá “đặc biệt” có tính “đặc thù”, kinh doanh “đặc hiệu” (hiệu quả kinh tế hơn nhiều loại dịch vụ khác), lãi xuất suất cao bởi ca hát công nghệ giá dịch vụ tính theo giờ (không tính theo số khách) nhưng dịch vụ kèm theo (bia, rượu, đồ nhậu, tiếp viên phục vụ,v.v…) có thể cao gâp đôi, gấp ba nhiều lần giá thị trường. Cơ sở karaoke cũng rất dễ  gian lận khai nộp thuế và các loại phí.

Để được cấp phép hoạt động, cơ sở karaoke phải đáp ứng các điều kiện về diện tích xây dựng, bảo đảm về phòng chống cháy, khả năng thoát hiểm và cam kết thực hiện các quy định của ngành văn hoá, không gây tiếng ồn và giữ an toàn trật tự xã hội của ngành công an. Sau khi các lực lượng kiểm tra, bảo đảm đủ điều kiện, UBND địa phương quyết định cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều cơ sở karaoke chưa bảo đảm đủ tiêu chí vẫn được cấp phép do các cơ quan chức năng buông lỏng quản lí đối với lĩnh vực nhạy cảm này. Hiện tượng dễ dãi, bảo kê, dung túng, nể nang thường diễn ra.

Vừa qua, TP Hà Nội kiểm tra 1.400 cơ sở thì 50% chưa bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy, xử phạt hành chính 314 cơ sở, đình chỉ một số nơi là đáng báo động. Ngay cơ sở karaoke An Phú (Bình Dương) đã 5 lần xử phạt hành chính 35 triệu đồng nhưng kiểm tra rồi, xử phạt rồi đâu lại vào đấy. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang tổng kiểm tra, ít ngày qua PC07 Công an TP đã xử phạt 90 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 300 triệu đồng, tạm đình chỉ hoạt động nhiều cơ sở vi phạm.

Ngoài việc không bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy thì nhiều cơ sở karaoke thường vi phạm về hoạt động quá giờ quy định, không ký hợp đồng lao động và cấp biển tên cho nhân viên phục vụ, có nơi sử dụng trái phép chất ma tuý, đồ uông uống có chất kích thích hoặc có cả hoạt động mại dâm,v.v…

TP Hà Nội trong việc quản lý đầu tư và hoạt động karaoke còn bộc lộ sự buông lỏng nên xảy ra nhiều vụ cháy thảm khốc.

Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn “bà hoả” gây hại

Sở dỉ dĩ có quá nhiều vụ cháy các cơ sở karaoke, vũ trường, quán bar do có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan..

Về mặt quản lí Nhà nhà nước, lĩnh vực này có quy định trong một số bộ luật, luật, văn bản quy phạm pháp luật do nhiều ngành điều chỉnh, chưa minh bạch trách nhiệm chính thuộc chính quyền địa phương, ngành công an hay ngành văn hoá mà hiện đang đan xen về chức năng, nhiệm vụ nên khi xảy ra cháy lớn chỉ có Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn vào cuộc giải quyết, điều tra khởi tố còn các ngành khác và chính quyền sở tại chủ yếu là chia sẻ với người dân.

Mặt khác, hầu hết các tỉnh, thành phố vẫn chưa có quy hoạch về karaoke (trừ các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hoá, An Giang, Bình Thuận), ngành xây dựng cũng chưa ban hành quy chuẩn xây dựng phòng ốc, sử dụng vật liệu, kiến trúc, hệ thống thoát hiểm,v.v… Do không có quy hoạch, đặc biệt ở các thành phố lớn, chính quyền địa phương cấp phép tràn lan, điển hình như Thủ đô Hà Nội, các TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,v.v… trong khi chưa thiết lập trật tự kỷ cương trong quản lý loại hình hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá như karaoke, vũ trường, quán bar theo định hướng hoạt động lành mạnh, thiết thực, phù hợp thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội địa phương.

Karaoke: Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn “bà hỏa” gây hại - 4

Công an tỉnh Bình Dương chỉ đạo điều tra vụ cháy Karaoke An Phú.

Về chủ quan có nguyên nhân từ lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư quản lý, quy hoạch, kiểm tra giám sát đến việc cấp phép tràn lan, dễ dãi. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2017/NĐ-CP “Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy”, nhưng chỉ có 3 bộ, 40 địa phương ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ song việc tổ chức thực hiện vẫn không đầy đủ.

Gần đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 9/8/2022 và Thủ tướng chính phủ ban hành các Công điện số 683/CĐ-TTg ngày 1/8/2022, số 792/CĐ-TTg ngày 7/9/2022 chỉ đạo quyết liệt xử lý vụ việc, yêu cầu các cơ quan, địa phương làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm tổ chức, cá nhân.trong các vụ cháy cơ sở karaoke. Ngày 12/9/2022, Chính phủ tổ chức hội Hội nghị Phòng cháy, chữa cháy toàn quốc chỉ ra những tồn tại, bất cập để xảy ra nhiều vụ cháy, gây hậu quả nghiêm trọng do còn chủ quan, thiếu cảnh giác trong phòng ngừa, nhiều trường hợp cố ý vi phạm, chế tài xử phạt không nghiêm, chưa đủ răn đe dẫn đến chây ỳ, không khắc phục vi phạm.

Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp UBND các địa phương có kế hoạch kiểm tra, rà soát tổng thể các cơ sở có nguy cơ cháy cao trên địa bàn, nhất là các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định, không để xảy ra các vụ cháy tương tự,v.v…

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Tin mới nhất