Thầy, cô - Những người lái đò vĩ đại

(Arttimes) “Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Câu ca dao từ ngàn đời xưa như một lời nhắc nhở mỗi người chúng ta về một đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Vâng, thật đúng như vậy. Thầy cô chính là những người lái đò thầm lặng, tận tụy chở bao thế hệ học trò cập bến tri thức. Không một ai có thể thành công nếu như đằng sau không có bóng dáng người thầy, bởi lẽ “ không thầy đố mày làm nên”, nếu không nhờ công ơn của các thầy cô dìu dắt, liệu mấy ai có thể nên người? Mấy ai có thể tự tìm đến tương lai nếu không có sự soi sáng ấy?

Thầy, cô - Những người lái đò vĩ đại - 1

Các thầy cô vượt hiểm nguy ra lấy lương thực cho học sinh. Ảnh: VTV

Và trong những lúc khó khăn, nguy nan thì hình ảnh về những người thầy, người cô luôn hết lòng vì học sinh thân yêu càng khiến chúng ta thêm cảm phục, yêu mến và trân trọng thêm tấm lòng của họ - những người lái đò vĩ đại !!!

Những người thầy hết lòng vì học sinh

Thương trò vượt rừng đến lớp, các thầy cô trường bán trú Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) dù chằng khấm khá gì đã bàn nhau góp tiền, góp gạo thổi cơm cho các em. Nhờ vậy mà các em được ăn no có sức học con chữ.

Thầy A Phiên tâm sự, ngày quỹ bếp tình thương ở điểm trường Tiểu học thôn Đăk Ka được xây dựng cũng là lúc thầy bắt tay vào công việc nấu cơm nuôi học trò. Vì để có thực phẩm tươi, ngon và đảm bảo vệ sinh nên cứ 6 giờ sáng mỗi ngày, thầy lại vượt quãng đường gần 15km, cả đi và về để ra điểm chính mua thức ăn và chở gạo vào nấu ăn. Con đường đi cũng vô cùng gian nan, hiểm trở, những dốc đá cứ nối nhau.

"Đa phần bà con đồng bào chỉ ăn các loại cây, lá rừng và ở trong nhà đầm sâu trong những cánh rừng. Lúc nào đi săn có con dúi, con chuột thì các em mới được ăn thịt. Tôi cũng từng dạy ở vùng thuận lợi nhưng thương các em nên mong muốn vào để gieo nên những con chữ hy vọng, giúp các em bớt khổ sau này”- cô Nguyễn Dương Quý tâm sự.

Hay trong trận lũ lịch sử hồi tháng 10 vừa qua ở Quảng Bình, hình ảnh các thầy giáo kết bè chuối bơi vượt lũ tìm lương thực về cho các em học sinh đã mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người. Theo chia sẻ của thầy Hoàng Đức Hòa - Hiệu trưởng trường PTDT nội trú Bố Trạch, bão lũ ở vùng Thượng Trạch này từ đầu tháng 10 tới giờ xảy ra gần như cả tháng. Khó khăn chia cắt lâu dài, thực phẩm không tiếp tế được.

Điều lo lắng nhất của các thầy cô trường PTDT nội trú Bố Trạch là sự an toàn của hơn 280 học sinh nội trú. Đặc biệt, thực phẩm dự trữ dần cạn kiệt, lúc đầu nhà trường nấu đầy đủ cho các em ăn, sau chuyển sang nấu cầm chừng - cơm và cá khô, muối lạc. Khi lương thực cạn kiệt, không thể tiếp tục chờ đợi, một quyết định táo bạo được đưa ra. Các thầy giáo kết bè chuối bơi vượt lũ đoạn qua hang Tám Cô để ra bên ngoài vận chuyển lương thực vào tiếp tế cho học sinh và thầy cô.

Mặc nguy hiểm, các thầy vẫn thường trực trên môi nụ cười với quyết tâm bơi ra được bên ngoài để lấy lương thực về cho các học sinh thân yêu. Với họ - các thầy cô vùng lũ, định nghĩa hạnh phúc có lẽ giản đơn là như vậy.

Thầy, cô - Những người lái đò vĩ đại - 2

Thầy cô và phụ huynh điểm trường Ra Ty Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hướng Lộc (H.Hướng Hóa, Quảng Trị) đưa học sinh qua suối để tới lớp. Ảnh Thanh niên.

Cũng trong đợt bão lũ lịch sử này, do mưa lớn kéo dài khiến nhiều vùng, đặc biệt là vùng bờ Bắc của Huế, chìm trong cơn lũ. Với mong muốn “không để học trò bị đói, bị rét”, ban giám hiệu cùng nhiều thầy cô của Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế đã quyết định đón sinh viên về trường tránh lũ, đồng thời cung cấp lương thực và điện để các em liên lạc với gia đình.

Đích thân thầy hiệu trưởng cùng nhiều thầy cô của trường đã chèo đò, lội nước cung cấp thức ăn kịp thời cho sinh viên.

Lũ ập đến. Các giáo viên vùng lũ không quản nguy hiểm, người vật lộn tới trường để coi ngó tài sản, người băng qua nước lũ tiếp tế lương thực cho đồng nghiệp và học sinh, người 'bỏ mặc' gia đình để làm cầu nối thiện nguyện...

Đó không chỉ trách nhiệm, là nghĩa vụ của người thầy mà nó còn thể hiện tấm lòng, tình yêu thương của những người giáo viên dành cho học trò của mình. Tận tâm hết lòng vì học sinh. 

Bài học làm người em hãy khắc ghi công Cha - nghĩa Mẹ - ơn Thầy !!!

Lê Vũ Anh None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đường lên Điện Biên hào hùng và đầy xúc cảm qua 70 tác phẩm mỹ thuật

Đường lên Điện Biên hào hùng và đầy xúc cảm qua 70 tác phẩm mỹ thuật

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Đường lên Điện Biên”, giới thiệu tới công chúng 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 - 2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng.