Xây dựng và thực hiện quy hoạch Thủ đô xứng tầm

Ngày 21/11/2023, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với sự tham dự của 250 đại biểu, trong đó có đại diện các cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, lãnh đạo các Sở, ban, ngành Thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã; các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp…

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, là động lực phát triển kinh tế của cả đất nước, bởi vậy quy hoạch Thủ đô và công tác lập Quy hoạch Thủ đô có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt.

Hội thảo được tổ chức nhằm tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với các định hướng quan trọng theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 05/5/2022, của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Xây dựng và thực hiện quy hoạch Thủ đô xứng tầm - 1

Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Quy hoạch Thủ đô tập trung xoay quanh 5 trụ cột phát triển

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết: Trên cơ sở Đề cương định hướng được BCH Đảng bộ Thành phố thông qua, Dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được tập trung xây dựng với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, với phương pháp tích hợp, đồng bộ và cách làm khoa học, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới; với quan điểm xuyên suốt đó là “văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô”.

Xây dựng và thực hiện quy hoạch Thủ đô xứng tầm - 2

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu đề dẫn Hội thảo.

Ngoài việc triển khai thực hiện theo quy định, Quy hoạch Thủ đô đã quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng chiến lược trong Nghị quyết số 15 và các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; huy động sự tham gia của các cá nhân, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước trên địa bàn; đã mời và tham vấn ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, đội ngũ trí thức hàng đầu của cả nước và Thủ đô với nhiều hình thức: hội thảo, tọa đàm, gặp gỡ xin ý kiến, tham vấn, phỏng vấn, trao đổi… 

Hiện nay, Thành phố Hà Nội đang tiến hành các bước xin ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi trình thẩm định theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, Dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được gửi xin ý kiến gồm 1.200 trang được tích hợp từ 39 nội dung đề xuất của các ngành, lĩnh vực, 30 nội dung đề xuất của các quận, huyện, thị xã kèm theo hệ thống sơ đồ, bản đồ được số hoá. Nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội bao gồm:

5 quan điểm phát triển, 8 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược và 2 ưu tiên thực hiện (vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường và  cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị…). Thủ đô Hà Nội được nghiên cứu tổ chức thành 5 vùng phát triển kinh tế - xã hội, 5 không gian chú trọng phát triển (không gian văn hoá, không gian xây dựng, không gian ngầm, không gian xanh, không gian số); các định hướng quy hoạch các ngành, lĩnh vực, địa bàn được tập trung theo 5 tuyến hành lang và vành đai kinh tế, gắn với 5 trục phát triển, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ (hệ thống đường vành đai và đường sắt đô thị; các trục cao tốc); đồng thời nghiên cứu hình thành 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, tạo nên hình ảnh Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại - Kết nối toàn cầu với những đặc trưng về kinh tế, xã hội phát triển, văn hoá, đặc sắc, có bản sắc riêng, môi trường xanh, trong lành, người dân được thụ hưởng cuộc sống có chất lượng tốt.

Các nội dung phương án quy hoạch Thủ đô tập trung xoay quanh 5 trụ cột phát triển: Văn hoá, con người và di sản nghìn năm văn hiến; Phát triển kinh tế xanh, kinh tế số; Hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại; Xã hội số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Nhiều ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng Quy hoạch Thủ đô

Tại Hội thảo, với sự đa dạng từ góc nhìn, các nhà quản lý, nhà khoa học tập trung tham luận vào các nội dung trọng yếu như: Lý luận và thực tiễn trong xây dựng Quy hoạch Thủ đô; Một số nội dung chủ yếu về Quy hoạch Thủ đô; Thể chế để phát triển Thủ đô theo hướng thông minh và bản sắc, tầm nhìn đến năm 2050; Cơ chế, chính sách “vượt trội”, đặc thù bảo đảm lợi thế so sánh và ưu thế cạnh tranh cho phát triển Thủ đô; Cách tiếp cận đa chiều đối với lập Quy hoạch Thủ đô; Quản lý Quy hoạch để phát triển không gian Thủ đô; Phát huy vai trò của các nguồn vốn tài chính, đất đai trong xây dựng và phát triển Thủ đô;… đóng góp vào quá trình lập Quy hoạch Thủ đô mà Thành phố Hà Nội đang nỗ lực và quyết tâm thực hiện.

Xây dựng và thực hiện quy hoạch Thủ đô xứng tầm - 3

Sơ đồ phân vùng và các trục phát triển Thủ đô Hà Nội tại dự thảo Báo cáo Quy hoạch.

Đặc biệt tại Hội thảo, các đại biểu tập trung nhấn mạnh yếu tố văn hóa trong quy hoạch Thủ đô. TS Nguyễn Đức Kiên, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia đã nhấn mạnh tới việc chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa xã hội của Thủ đô trong đó có việc Thành phố cần duy trì các đình, đền, chùa và những nơi rất dân dã như cổng làng, cây đa, ngôi miếu nhỏ... để gìn giữ khí chất linh thiêng cho một đô thị ngàn năm văn hiến đang chuyển mình và tạo ra cảm giác gần gũi, hòa nhập với thiên nhiên, tinh thần của người dân Hà Nội.

Một Hà Nội đáng sống phải kết nối được lịch sử với hiện tại và tương lai, giữ gìn được cả giá trị vật chất và tinh thần cho các thế hệ mai sau. Để gìn giữ được những bản sắc văn hóa xã hội riêng có của Hà Nội, cần đề cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong công việc quy hoạch đô thị. Cần có cơ chế phù hợp để cộng đồng có thể tham gia ý kiến vào những vấn đề sát thực nhất với cuộc sống hàng ngày ngay từ khâu xây dựng quy hoạch.

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản đưa ra một số ý tưởng về tầm nhìn và khát vọng quy hoạch Thủ đô, trong đó cần quan tâm hàng đầu đến yếu tố văn hóa. “Quy hoạch Hà Nội theo hướng là thành phố di sản, có văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mang bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến; Hà Nội là thành phố sáng tạo, công nghiệp văn hoá phát triển, thành phố thông minh; là điểm đến của du lịch văn hoá, ẩm thực và trung tâm dịch vụ chất lượng cao; thành phố của các sự kiện văn hoá mang tầm quốc tế thường niên; thành phố hiện đại nhưng thanh bình với con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”.

GS Hoàng Văn Cường – nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, đơn vị đứng đầu Liên danh tư vấn lập Quy hoạch Thủ đô cũng khẳng định, định hướng Quy hoạch cho Thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quán triệt dựa trên triết lý phát triển Thủ đô Hà Nội mà trong đó, các yếu tố văn hoá, văn hiến, văn minh Thăng Long - Hà Nội là những trụ cột xuyên suốt khi xây dựng bất kể phương án quy hoạch nào.

Xây dựng và thực hiện quy hoạch Thủ đô xứng tầm - 4

Ảnh minh họa

Phát biểu bế mạc và kết luận hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định, Hà Nội sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến, tham luận của hội thảo. Những nội dung tại hội thảo đã gợi mở hướng tiếp cận những vấn đề cụ thể cần tiếp tục được nghiên cứu.

"Vấn đề quy hoạch Hà Nội không chỉ trong hội thảo hôm nay mà sẽ được tiến hành song song với quy hoạch này cũng là để cập nhật bổ sung thông tin giúp cho điều chỉnh Quy hoạch chung 1259/QĐ-TTg đã được Thủ tướng phê duyệt để góp thêm thông tin, căn cứ vào xây dựng Luật Thủ đô" - Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết và khẳng định Thành phố mong muốn các nhà học hàng đầu cả nước sẽ tiếp tục tham gia đóng góp để Hà Nội có bản quy hoạch xứng tầm, cập nhật xu thế phát triển của thời đại; đảm bảo tính khả thi.

Hải Nguyên

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về