Hội họa như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu

"Trong những thành tựu Phật sự to lớn mà Giáo hội đã đạt được trên nhiều phương diện, văn hóa Phật giáo là lĩnh vực đã có những thành quả đáng ghi nhận về pháp phục, ngôn ngữ, di sản văn hóa, kiến trúc mỹ thuật… Song hành với nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, hội họa góp phần quan trọng trong việc biểu đạt nội dung và như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu trong thời đại ngày nay".

"Sen đầu hạ" - triển lãm mỹ thuật giới thiệu hơn 40 tác phẩm hội họa và điêu khắc của 21 họa sĩ Phật tử với những chất liệu đa dạng như sơn mài, sơn dầu, lụa, điêu khắc, cắt vải… Đây là sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần IX, nhiệm kỳ 2022-2027, sẽ diễn ra trong hai ngày 28 và 29/11/2022 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội).

Hội họa như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu - 1

Triển lãm "Sen đầu hạ" do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, khai mạc chiều 26/11 tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 

Triển lãm giới thiệu thành tựu của các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh thành, các hệ phái Phật giáo trong và ngoài nước; tôn vinh tăng ni, Phật tử đã có những đóng góp trong quá trình xây dựng, phát triển của Phật giáo Việt Nam và những đóng góp to lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.

Hội họa như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu - 2

Hòa thượng, Đại đức, tăng ni, phật tử tham quan triển lãm. 

Thượng tọa Thích Minh Hiền - Phó Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết: Cách đây gần 2.000 năm đã xuất hiện nhiều bức bích họa Phật giáo trên vách đá, trong lòng các hang động, tu viện Ajanta, Mạc Cao, Đôn Hoàng… Từ những nét sơ khởi, cho tới những kiệt tác mang tính mỹ thuật cao, chứng tỏ nghệ thuật Phật giáo luôn có sức sống trường cửu và để lại nhiều dấu ấn qua nhiều thời đại. Song hành với nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, hội họa góp phần quan trọng trong việc biểu đạt nội dung và như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu trong thời đại ngày nay.

"Thời gian qua, trong những thành tựu Phật sự to lớn mà Giáo hội đã đạt được trên nhiều phương diện, văn hóa Phật giáo là lĩnh vực đã có những thành quả đáng ghi nhận về pháp phục, ngôn ngữ, di sản văn hóa, kiến trúc mỹ thuật… Song hành với nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, hội họa góp phần quan trọng trong việc biểu đạt nội dung và như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu trong thời đại ngày nay", Thượng tọa Thích Minh Hiền nhấn mạnh. 

Hội họa như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu - 3

Tác phẩm "Tam thời đồng hiện" của họa sĩ Quang Đức

Hội họa như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu - 4

Tác phẩm "Sen đầu hạ" - Trần Anh Tuấn 

Hội họa như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu - 5

Tác phẩm "Chư Tăng 1" - Thích Từ Quảng

Hội họa như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu - 6

Tác phẩm "Chư Tăng 2" - Thích Từ Quảng

Hội họa như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu - 7

Tác phẩm "Cõi Phật" - Nguyễn Đức Quang

Hội họa như một phương tiện hoằng dương Phật pháp hữu hiệu - 8

Tác phẩm "Thăm chùa Sủi" - Nguyễn Đức Quang

Triển lãm kéo dài từ ngày 26 đến 30/11/2022 tại Bảo tàng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phạm Hằng

Tin liên quan

Tin mới nhất

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Ngày 23/4, đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo tham vấn "Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng" nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng về chuyển đổi năng lượng giữa các thành phần xã