Triển lãm "Sợi kết nối": Hơi thở lụa trong mỹ thuật đương đại

"Sợi kết nối" - câu chuyện giữa những người nghệ nhân hiếm hoi còn làm nghề trồng dâu nuôi tằm với những hoạ sĩ trẻ ngày đêm sáng tác, thử nghiệm trên chất liệu lụa sẽ là sự tiếp nối thú vị giữa thực hành sáng tạo nghệ thuật và hoạt động văn hoá của làng nghề truyền thống, mang tới cái nhìn toàn diện cho công chúng về lụa trong cuộc sống đương đại.

Triển lãm "Sợi kết nối" do nghệ sĩ - giám tuyển Nguyễn Thế Sơn dẫn dắt, hội tụ gần 80 tác phẩm hội họa và sắp đặt từ 24 nghệ sĩ trẻ tốt nghiệp Khoa Hội hoạ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, diễn ra từ ngày 19/8 đến hết ngày 11/9 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại VCCA (Thanh Xuân, Hà Nội).

Triển lãm "Sợi kết nối": Hơi thở lụa trong mỹ thuật đương đại - 1

Không gian ấn tượng tại triển lãm "Sợi kết nối"

Không chỉ giới hạn trong khung tranh, các tác phẩm còn tỏa ra với các sắp đặt kết hợp với sơn mài và các chất liệu ứng dụng đa dạng, ứng tác với không gian, nhằm mở rộng phát triển các khả năng biểu đạt với lụa và thể hiện quan điểm riêng trong các sáng tác cá nhân.

"Các hình tượng và chủ đề được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, từ lịch sử nghệ thuật theo chiều lịch đại, đồng đại, cho đến góc độ biểu tượng văn hoá, ký hiệu học văn hoá, tâm lý học. Nhưng đồng thời, các tác phẩm cũng thể hiện được "cái đặc biệt" trong từng cá tính sáng tạo", Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn chia sẻ.

Triển lãm "Sợi kết nối": Hơi thở lụa trong mỹ thuật đương đại - 2

Tác phẩm "Chơi vơi" của nghệ sĩ Ngô Nhật Thanh

Đặc biệt, triển lãm có sự kết nối với những nghệ nhân của làng nghề lụa, Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây. Câu chuyện giữa những người nghệ nhân hiếm hoi còn làm nghề trồng dâu nuôi tằm với những hoạ sĩ trẻ ngày đêm sáng tác, thử nghiệm trên chất liệu lụa sẽ là sự tiếp nối thú vị giữa thực hành sáng tạo nghệ thuật và hoạt động văn hoá của làng nghề truyền thống, mang lại cảm hứng và sự hiểu biết toàn diện cho người xem.

Triển lãm "Sợi kết nối": Hơi thở lụa trong mỹ thuật đương đại - 3

"Âm sắc" của nghệ sĩ Đặng Mỹ Linh

Lụa là một trong những chất liệu được đưa vào giảng dạy và sáng tác trong môi trường đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam trong suốt gần một thế kỷ qua. Từ khi là trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đến trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, nhiều thế hệ thầy trò đã thực nghiệm tìm tòi cách thể hiện độc đáo trên lụa, cùng nhau định hình một tiếng nói đặc sắc cho chất liệu truyền thống lâu đời.

Nhiều tác phẩm trên lụa của hoạ sĩ hàng đầu như Nguyễn Phan Chánh, Alix Aymé, Nam Sơn, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Lê Thị Lựu.... đã tạo dấu ấn độc đáo trong nền hội họa thế giới.

Triển lãm "Sợi kết nối": Hơi thở lụa trong mỹ thuật đương đại - 4

Tác phẩm "Hồ Điệp 2" - Nghệ sĩ Kim Thị Hải Linh

Cùng với sơn mài, chất liệu lụa tự thân có lẽ đã trở thành một chất liệu nghệ thuật gắn kết được tinh thần mỹ thuật truyền thống của dân tộc, cảm thức phương Đông với thẩm mỹ tạo hình hiện đại của phương Tây, trở thành một chất liệu trung gian dung hoà được tinh thần giữa truyền thống và hiện đại.

Triển lãm "Sợi kết nối": Hơi thở lụa trong mỹ thuật đương đại - 5

Tác phẩm "26" của nghệ sĩ Nguyễn Hiếu

Song song với triển lãm "Sợi kết nối", VCCA sẽ tổ chức các chương trình tour nghệ thuật, trò chuyện cùng giám tuyển Nguyễn Thế Sơn và các nghệ sĩ tham gia chương trình.

Vĩ Thanh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi