Kỳ họp thứ Nhất Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương: Tin tưởng vào sự đổi mới, đột phá

Tại kỳ họp, các thành viên trong Hội đồng đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Chương trình toàn khóa và Quy chế hoạt động của Hội đồng nhiệm kỳ 2021-2026.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương

Chiều 26/10, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành Kỳ họp thứ Nhất. Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ chủ trì và điều hành kỳ họp.

Kỳ họp thứ Nhất Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương:  Tin tưởng vào sự đổi mới, đột phá - 1

Toàn cảnh Kỳ họp thứ Nhất nhiệm kỳ 2021-2026 tại trụ sở Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Ảnh Phạm Hằng 

Những nhiệm vụ trọng tâm

Phát biểu khai mạc kỳ họp và trình bày dự thảo Báo cáo Kết quả hoạt động của Hội đồng từ đầu năm 2022 đến nay, triển khai nhiệm vụ từ nay đến cuối năm, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho biết dưới sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương; sự phối hợp, hỗ trợ của một số ban, ngành, địa phương, đơn vị; mặc dù còn gặp những khó khăn nhất định song Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc kiện toàn nhân sự và ra mắt Hội đồng nhiệm kỳ 2021-2026 với 35 thành viên; tổ chức thành công hai hội nghị tập huấn công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2022; triển khai xét tặng thưởng, hỗ trợ các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật...

Kỳ họp thứ Nhất Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương:  Tin tưởng vào sự đổi mới, đột phá - 2

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (ngồi giữa) - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chủ trì Kỳ họp thứ Nhất. Ảnh Phạm Hằng

Nhìn lại 10 tháng đầu năm 2022, ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tiếp tục tập hợp được đông đảo các nhà khoa học, các nhà lý luận, phê bình, trí thức, văn nghệ sỹ tham gia các hoạt động quan trọng, góp phần định hướng công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, nhờ đó, ảnh hưởng và uy tín của Hội đồng trong giới văn học, nghệ thuật tiếp tục được củng cố, nâng cao.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Thế Kỷ cho biết nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022 của Hội đồng là hoàn thiện Quy chế làm việc, chương trình công tác nhiệm kỳ; củng cố Văn phòng Hội đồng và Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; kiện toàn Hội đồng Khoa học cơ sở và các Tiểu ban chuyên môn.

Hội đồng tiếp tục nâng cao nội dung và hình thức; nâng cao chất lượng học thuật và uy tín chuyên môn của Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; mở rộng đội ngũ cộng tác viên; khẩn trương triển khai thực hiện Đề án Tạp chí điện tử.

Kỳ họp thứ Nhất Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương:  Tin tưởng vào sự đổi mới, đột phá - 3

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Trần Thanh Lâm tại Kỳ họp. Ảnh Phạm Hằng

Hội đồng tiếp tục quan tâm tổ chức lớp bồi dưỡng những cây viết trẻ đang hoạt động trên lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay ở các báo, tạp chí, nhà xuất bản, các cơ quan chuyên môn về văn học, nghệ thuật, các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và một số địa phương...; xét tặng và tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2021...

Nhiều trăn trở trong nhiệm kỳ mới

Tại Kỳ họp thứ Nhất nhiệm kỳ 2021-2026, các thành viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã phát biểu, đóng góp ý kiến về một số vấn đề như: Hội đồng cần quan tâm hơn đến đời sống văn học, nghệ thuật tư nhân, xã hội hóa để có những tư vấn, tham mưu cho Đảng, Nhà nước sát với thực tế; liên thông các giải thưởng văn học, nghệ thuật, tăng cường uy tín và vị thế tặng thưởng của hội đồng; đi sâu vào từng chuyên ngành để có cái nhìn cụ thể; đưa ra các kế hoạch cụ thể, chi tiết hóa để hoạt động hội đồng đạt hiệu quả, thiết thực; bắt kịp xu thế công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật…

Kỳ họp thứ Nhất Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương:  Tin tưởng vào sự đổi mới, đột phá - 4

Nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật Phan Cẩm Thượng đóng góp một số ý kiến về công tác quản lý hoạt động lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung và lý luận, phê bình văn học nghệ thuật nói riêng. Ảnh Phạm Hằng.

Trong đó, nhận thấy lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật ở khu vực Tây Nguyên còn trầm lắng, không có những tác phẩm và hoạt động nổi bật, nhà văn Niê Thanh Mai – Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk, Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương bày tỏ mong muốn, sẽ có nhiều hơn những hoạt động tập huấn, hội thảo, tọa đàm chuyên môn dành cho đội ngũ văn nghệ sĩ Tây Nguyên, tác động và làm cho công chúng Tây Nguyên hiểu được giá trị, đi đúng định hướng của Đảng và Nhà nước trong phát triển văn học nghệ thuật.

Kỳ họp thứ Nhất Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương:  Tin tưởng vào sự đổi mới, đột phá - 5

Nhà văn Niê Thanh Mai phát biểu tại Kỳ họp. Ảnh Phạm Hằng

Phát biểu kết luận kỳ họp, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: Hội đồng khóa V, nhiệm kỳ 2021 - 2026 có số thành viên lần đầu tham gia hội đồng đông nhất từ trước đến nay. Đây là cơ sở để tin tưởng vào sự đổi mới, đột phá trong phương thức làm việc, hiệu quả hoạt động của hội đồng. Trên cơ sở đoàn kết, phối hợp chặt chẽ trong công tác, Hội đồng khóa V sẽ hoàn thành xuất sắc theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.

Phạm Hằng

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ông Zelensky cảnh báo người dân Ukraine

Ông Zelensky cảnh báo người dân Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hối thúc người dân Ukraine tích cực hỗ trợ quân đội, đóng góp vào các chiến dịch gây quỹ và cần nâng cao nhận thức chung trong bối cảnh xung đột chưa có dấu hiệu kết thúc.

Tình bạn từ hai đầu chiến tuyến

Tình bạn từ hai đầu chiến tuyến

Hơn một năm nay tôi tham gia viết bài khá đều đặn cho một chuyên mục của Thời báo Văn học nghệ thuật. Ở tòa soạn báo tại phố Hào Nam tôi thường gặp gỡ và quen biết không ít các nhà văn, nhà báo, trong số đó có nhà báo Đỗ Quảng, mà ở tòa soạn nhiều người quen gọi là ông Cố vấn. Mỗi lần gặp tôi ông Cố vấn thường bảo, bài nào anh viết tôi cũng đọc! Tôi coi đây là một lời khe

Sinh nhật 80 năm Hoàng tử bé và kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam

Sinh nhật 80 năm Hoàng tử bé và kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam

Các bạn hẳn đều biết, nhân vật Hoàng tử bé của nhà văn – phi công người Pháp Antoine de Saint-Exupéry đã đến với hành tinh Trái đất của chúng ta từ tận năm 1943. Khi ấy, vào thời điểm phát hành Hoàng tử bé, một bản giới thiệu khéo léo của Mỹ cho biết: "50% độc giả nghĩ rằng đây không phải là một cuốn sách dành cho trẻ em, 50% nghĩ rằng đây không phải là một cuốn sách dành cho ngư