Câu chuyện đẹp đẽ một cách tàn nhẫn: “Con cháu của họ cũng thế thôi”

“Con cháu của họ cũng thế thôi” - tiểu thuyết đoạt giải Goncourt năm 2018 đã đào sâu vào số phận nghiệt ngã của một lớp người trẻ đang đi tìm con đường cho cuộc đời mình giữa một thế giới lụi tàn.

Kế thừa di sản những tiểu thuyết xã hội của những nhà văn Victor Hugo, Émile Zola, Balzac, “Con cháu của họ cũng thế thôi” mô tả một nước Pháp của thập niên 90 đang rệu rã trong cơn sốt giải công nghiệp hoá diễn ra ở Pháp nói riêng và ở các nước phát triển nói chung từ thập niên 1970, do những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp.

Sự tăng trưởng nhanh chóng để khôi phục đất nước thời hậu chiến (thập niên 50-60) đã tạo ra những bong bóng kỳ vọng lạm phát cho con người, để rồi tất cả vỡ tung khi bước vào thập niên bảy mươi, thời kỳ các nhà máy đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, những xưởng sản xuất một thời hoạt động hết công suất giờ đây chỉ còn là những bãi phế thải. Chủ đề nước Pháp giai đoạn này cũng là nguồn cảm hứng của nhiều nhà văn.

Câu chuyện đẹp đẽ một cách tàn nhẫn: “Con cháu của họ cũng thế thôi” - 1

Tiểu thuyết đoạt giải Goncourt năm 2018 - "Con cháu của họ cũng thế thôi".

Nhan đề cuốn sách được nhà văn Nicolas Mathieu lấy cảm hứng từ Kinh Thánh. Trong lời tựa của cuốn sách, nhà văn giành giải Goncourt năm 2018 trích dẫn một phần của Sách Huấn Ca: “Có những người không còn ai nhớ nữa, họ qua đi như chẳng bao giờ có, họ sinh ra mà như chẳng chào đời, con cháu của họ cũng thế thôi!” như một dự báo về số phận của các nhân vật trong cuốn sách.

“Con cháu của họ cũng thế thôi” tái hiện những khung cảnh đầy hoài niệm và đồng điệu sâu sắc với cả một thế hệ lớn lên trong thập niên chín mươi của thế kỷ trước. Qua câu chuyện về những mảnh đời nhỏ bé nơi thị xã Heillange, Nicolas Mathieu không chỉ viết nên cuốn tiểu thuyết về một thung lũng, một thanh xuân lãng mạn mà về cả một đất nước, một thời kỳ và một lớp người trẻ đang đi tìm con đường cho cuộc đời mình giữa một thế giới lụi tàn.

Câu chuyện đẹp đẽ một cách tàn nhẫn: “Con cháu của họ cũng thế thôi” - 2

Cuốn sách đào sâu vào số phận nghiệt ngã của một lớp người trẻ đang đi tìm con đường cho cuộc đời mình giữa một thế giới lụi tàn.

Cuốn sách mở đầu bằng một chiều hè oi ả năm 1992, tại vùng thung lũng hẻo lánh ở phía đông nước Pháp. Bên hồ nước tĩnh lặng, Anthony, 14 tuổi, cùng người anh họ quyết định đánh cắp chiếc thuyền kayak để chèo sang bờ bên kia nơi có bãi tắm khỏa thân trứ danh. Tại đây, cậu thiếu niên lần đầu rơi vào lưới tình với con gái của ứng cử viên chức thị trưởng. Khởi nguồn từ mối tình đơn phương này, tuổi thanh xuân đầy biến động của Anthony bắt đầu.

Chính cấu trúc của cuốn tiểu thuyết, được chia thành bốn phần với quy mô không đồng đều, giúp tạo ra hiệu ứng phễu: Phần đầu (1992 – Smells Like Teen Spirit): 13 chương; Phần thứ hai (1994 – You Could Be Mine): 11 chương; Phần thứ ba (1996 – La Fièvre): 8 chương; Phần thứ tư (1998 – I Will Survive): 5 chương.

Như thể, từng chút một, thời gian và không gian đang bị thu hẹp lại. Khoảng thời gian rộng rãi và chậm chạp của tuổi thanh xuân đã lao thẳng vào vòng xoáy của cuộc sống thực tế, không thể lay chuyển được. Những thiếu niên Anthony, Hacine, Steph và Clem trong “Con cháu của họ cũng thế thôi” đều bị hút vào cái phễu xã hội.

Chịu ảnh hưởng từ Marcel Proust, Gustave Flaubert và Annie Ernaux, nhà văn Nicolas Mathieu quan niệm tiểu thuyết là cách hữu hiệu để mổ xẻ các cơ chế xã hội, làm cho chúng trở nên hữu hình và dễ hiểu.

Câu chuyện đẹp đẽ một cách tàn nhẫn: “Con cháu của họ cũng thế thôi” - 3

Tác giả Nicolas Mathieu.

Nicolas Mathieu đã sớm khẳng định được tài năng ngay từ tiểu thuyết đầu tay với hàng loạt giải thưởng uy tín. Được đánh giá là cây bút tài năng của thế hệ nhà văn mới, trong các tác phẩm của mình, Mathieu thường đan xen những điều bình dị thân thuộc với yếu tố chính trị, qua đó thể hiện nỗi bất lực trước xã hội và cơn thịnh nộ mang tính hiện sinh.

“Con cháu của họ cũng thế thôi” là một câu chuyện đầy bất ngờ nhưng lại đẹp đẽ một cách tàn nhẫn về những nỗ lực biến cuộc sống thành một thứ gì đó khác, mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn, để nó không trở nên tầm thường, cằn cỗi và đơn điệu.

Được sáng lập nhằm vinh danh tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất trong năm, giải Goncourt - giải thưởng văn học hàng đầu nước Pháp đã làm bệ phóng cho nhiều cây bút xuất sắc, khẳng định tài năng và tên tuổi của họ trong làng văn chương Pháp và quốc tế.

Ở Việt Nam đã có rất nhiều tác phẩm Goncourt được xuất bản, có thể kể đến “Dưới bóng những cô gái đương hoa” (Marcel Proust), “Cuộc sống ở trước mặt” (Romain Gary), “Người tình” (Marguerite Duras), “Phố những cửa hiệu u tối” (Patrick Modiano)…

Bạch Dương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Việt kiều ở Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ

Việt kiều ở Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ

Do những điều kiện lịch sử cụ thể, nhiều thập kỷ qua, dân tộc ta luôn có một số lượng không nhỏ – với các nguyên nhân khác nhau – đã đến sống và lập nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, được gọi chung là “Việt kiều”; trong đó, Việt kiều tại Pháp đã đóng vai trò đáng kể, góp phần vào thắng lợi của đất nước qua hai cuộc kháng chiến. Trên con đường

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn hội hoạ của cô bé 12 tuổi Nguyễn Đăng Vân Châu

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn hội hoạ của cô bé 12 tuổi Nguyễn Đăng Vân Châu

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu lịch sử dân tộc và phát huy vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn

Hoạ sĩ - Đại tá Lê Huy Toàn là một trong những nghệ sĩ - chiến sĩ có công lớn trong việc ghi lại những khoảnh khắc dấu ấn của chiến tranh. Tác phẩm của ông chứa đựng những ý nghĩa cao đẹp, trong kháng chiến nó thổi bừng lên ngọn lửa nhiệt huyết trong lòng quân và dân ta, trong thời bình nó đem đến niềm xúc động to lớn cho những người được may mắn được sống trong hòa bình.