Tầm quan trọng của các công ước quốc tế về quản lý hóa chất độc hại

Hóa chất và chất thải nguy hại là một trong những thách thức lớn đối với sức khỏe con người và môi trường toàn cầu. Việc sử dụng không kiểm soát và xử lý không đúng cách các hóa chất độc hại đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, từ ô nhiễm đất, nước, không khí đến các vấn đề sức khỏe cộng đồng như ung thư, rối loạn nội tiết và các bệnh mãn tính khác.

Trước tình hình đó, cộng đồng quốc tế đã xây dựng và thực thi các công ước quan trọng như Basel, Rotterdam, Stockholm (3 Công ước gọi tắt là Công ước BRS) và Minamata. Các công ước này không chỉ hướng đến việc quản lý và giảm thiểu rủi ro từ hóa chất mà còn thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Tầm quan trọng của các công ước quốc tế về quản lý hóa chất độc hại - 1

Cuộc họp công ước BRS có sự tham gia của đoàn đại biểu Việt Nam

Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng

Công ước Basel, thông qua vào năm 1989 và có hiệu lực từ năm 1992, là một thỏa thuận toàn cầu nhằm kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại, đồng thời đảm bảo việc tiêu hủy chúng được thực hiện an toàn. Mục tiêu chính của công ước là:

- Giảm thiểu lượng chất thải nguy hại được tạo ra.

- Quản lý các chất thải nguy hại một cách thân thiện với môi trường.

- Ngăn chặn vận chuyển bất hợp pháp các chất thải nguy hại, đặc biệt từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

Công ước Rotterdam về quy trình đồng thuận trước đối với các hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nguy hại

Công ước Rotterdam, có hiệu lực từ năm 2004, nhằm tạo ra cơ chế quản lý và trao đổi thông tin minh bạch giữa các quốc gia về hóa chất độc hại. Quy trình đồng thuận trước (PIC) yêu cầu quốc gia xuất khẩu phải nhận được sự đồng ý rõ ràng từ quốc gia nhập khẩu trước khi vận chuyển một số hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật. Công ước nhấn mạnh:

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý hóa chất.

- Hỗ trợ các quốc gia trong việc đánh giá nguy cơ hóa chất trước khi sử dụng hoặc nhập khẩu.

Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)

Thông qua vào năm 2001 và có hiệu lực từ năm 2004, Công ước Stockholm tập trung vào các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường. Công ước đề ra các biện pháp:

- Loại bỏ hoặc hạn chế sản xuất và sử dụng các POP như DDT, PCB, và dioxin.

- Ngăn chặn phát thải POP từ các nguồn không chủ định.

- Hỗ trợ quốc gia xây dựng năng lực kỹ thuật và tài chính để giảm thiểu POP.

Công ước Minamata về thủy ngân

Công ước Minamata, có hiệu lực từ năm 2017, là một thỏa thuận toàn cầu nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường khỏi tác hại của thủy ngân. Công ước được đặt tên theo thảm họa Minamata ở Nhật Bản, nơi hàng nghìn người bị nhiễm độc thủy ngân từ nước thải công nghiệp. Công ước yêu cầu:

- Giảm thiểu và loại bỏ việc sử dụng thủy ngân trong sản xuất, khai thác và thương mại.

- Quản lý an toàn chất thải thủy ngân và các sản phẩm có chứa thủy ngân.

- Giám sát và ngăn chặn ô nhiễm thủy ngân trong môi trường.

Tầm quan trọng của các công ước quốc tế về quản lý hóa chất độc hại - 2

Việt Nam ký kết Công ước Minamata về Thủy ngân

Bốn Công ước trên là nền tảng pháp lý và hợp tác quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro từ hóa chất độc hại và chất thải nguy hại. Chúng giúp các quốc gia: Xây dựng chính sách quản lý hóa chất và chất thải phù hợp; Tăng cường năng lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường; và đẩy mạnh trách nhiệm chung nhưng khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển. Những Công ước này thể hiện sự cam kết toàn cầu trong việc hướng đến một tương lai bền vững, nơi hóa chất và chất thải nguy hại không còn là mối đe dọa đối với con người và hành tinh.

Việt Nam, với tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp nhanh chóng, đã và đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến quản lý hóa chất và chất thải nguy hại. Là một quốc gia thành viên của các công ước quốc tế như Basel, Rotterdam, Stockholm và Minamata, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để thực hiện các cam kết và bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng. Nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế và đảm bảo sự phát triển bền vững, trong những năm qua, nhiều hoạt động đã được thực hiện như: rà soát các quy định hiện hành; xây dựng lộ trình và các hoạt động cụ thể để lồng ghép những yêu cầu của Công ước BRSM vào hệ thống pháp luật Việt Nam; xây dựng lộ trình và tổ chức triển khai các chương trình đào tạo để phổ biến các nhiệm vụ trong Công ước BRS, Minamata cho các bên liên quan; nâng cao nhận thức quan về hoá chất và chất thải theo các Công ước BRS.

Tin liên quan

Tin mới nhất

 “Anh linh Đại tướng hiện nơi đất lành”

 “Anh linh Đại tướng hiện nơi đất lành”

Bài thơ "Có một di sản tâm linh như thế" của Phạm Hồng Điệp không chỉ là những lời thơ sâu sắc tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà còn là câu chuyện về một không gian di sản văn hóa nơi hình ảnh Đại tướng vẫn luôn hiển hiện kết nối quá khứ hào hùng với hiện tại và tương lai của đất nước, nhắc nhở về tầm nhìn chiến lược và đạo đức cách mạng, trở thành sức mạnh tinh th

50 năm nghiên cứu phê bình văn học Hà Nội

50 năm nghiên cứu phê bình văn học Hà Nội

Sau đại thắng mùa xuân 1975, non sông liền một dải. Đất nước thống nhất. Năm 2025 này chúng ta đang nhìn lại nửa thế kỉ đất nước đổi mới, phát triển. Dịp này Ban tuyên giáo Trung ương có tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (1975-2025) những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Với Thủ đô Hà Nội, đư

Warren Buffett cũng sai lầm, mất trắng 700 triệu USD

Warren Buffett cũng sai lầm, mất trắng 700 triệu USD

Warren Buffett được coi là nhà đầu tư giá trị thành công nhất trong lịch sử. Nhưng ẩn sau tất cả những thành công vang dội của ông cũng có những tính toán sai lầm về tiền bạc và thất bại trong kinh doanh.

Nguyễn Văn Á - Ký ức làm nên ánh sáng tâm hồn

Nguyễn Văn Á - Ký ức làm nên ánh sáng tâm hồn

Tôi dừng lại ở bài thơ “Lỗi hẹn tháng tư” trong tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ”của nhà thơ Nguyễn Văn Á. Bài thơ tình lãng mạn, nhiều cảm xúc. Đọc bài thơ, người đọc được tác giả đưa đến Đà Lạt, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Trị.