TeenCare cùng thanh thiếu niên vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì

“Chúng tôi không thay cha mẹ nuôi dạy con. Nhưng chúng tôi giúp cha mẹ không phải đi một mình” – đó là cách Hoàng Diệu Linh, đồng sáng lập và CEO TeenCare, nói về mô hình giáo dục đầy mới mẻ đang thu hút sự quan tâm của hàng nghìn phụ huynh.

Mô hình mới cho một thế hệ nhiều biến động

Tại một buổi gặp gỡ tại trụ sở TeenCare (Hà Nội), chị Hoàng Diệu Linh đón chúng tôi bằng nụ cười nhẹ nhàng. Là người sáng lập nên mô hình gia sư tâm lý và kỹ năng sống đầu tiên tại Việt Nam, chị Linh không giấu niềm tự hào về hành trình đầy cảm xúc mà TeenCare đang mang đến cho các gia đình có con ở tuổi dậy thì.

“Ở Việt Nam, khi nói đến ‘gia sư’, người ta nghĩ đến dạy thêm Toán – Văn – Anh. Còn ‘tâm lý’ thì chỉ dành cho những ai có vấn đề. Vì vậy, khi TeenCare nói về một mentor tâm lý đồng hành cùng học sinh mỗi tuần, nhiều phụ huynh cảm thấy khá lạ lẫm,” chị chia sẻ.

Nhưng với những ai đang có con trong độ tuổi 10–16, khái niệm này lại đánh trúng một nỗi lo âm thầm: khoảng cách ngày càng lớn giữa cha mẹ và con cái. Con bắt đầu khép mình, phản ứng gay gắt, hoặc thu mình trong thế giới riêng. Cha mẹ loay hoay không biết bắt đầu lại từ đâu.

“Gia sư tâm lý” – theo cách TeenCare định nghĩa – là người đặt câu hỏi, lắng nghe không phán xét, giúp học sinh hiểu bản thân, điều tiết cảm xúc, rèn luyện kỹ năng sống và cải thiện kết nối với gia đình.

TeenCare cùng thanh thiếu niên vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì - 1

Mentor tại TeenCare không giảng dạy kiến thức, mà đồng hành cảm xúc cùng học sinh mỗi tuần.

Hành trình bắt đầu từ một hộp quà

Không giống những chương trình học kỹ năng thông thường, TeenCare bắt đầu bằng trải nghiệm cảm xúc: một hộp quà nhập học gửi tới tận nhà, trong đó có thư tay, hướng dẫn cho phụ huynh và một lời mời viết thư tay gửi con – như một sợi dây nối lại yêu thương.

Sau khi nhận quà, phụ huynh tham gia buổi định hướng cùng giám đốc đào tạo TeenCare để hiểu rõ triết lý giáo dục và thống nhất cam kết đồng hành dài hạn. Cùng lúc đó, học sinh sẽ có buổi gặp đầu tiên với mentor – người sẽ gắn bó với các em xuyên suốt hành trình.

“Chúng tôi đã tính toán kỹ từng điểm chạm. Đứa trẻ cần được thấy đây là cơ hội, không phải là một lớp học bị ép buộc,” chị Linh nói.

Chương trình TeenCare được thiết kế xoay quanh ba trụ cột: Thân – Tâm – Trí.

- Thân: Rèn thể chất qua lớp yoga, cardio.

- Tâm: Mentor 1:1 hỗ trợ cảm xúc, hành vi.

- Trí: Lớp kỹ năng sống, giáo dục giới tính toàn diện theo nhóm nhỏ.

Mô hình đi trước kỳ vọng

Chỉ sau hơn 2 năm triển khai, TeenCare đã đồng hành cùng nhiều học sinh trên toàn quốc, đào tạo gần 200 mentor, và xuất hiện tại nhiều trường học từ Hà Nội, TP.HCM đến Lâm Đồng, Thái Bình…

Đáng chú ý, chương trình SOHE (School of Happiness Education) – nhánh giáo dục giới tính và kỹ năng sống của TeenCare – đã được Bộ GD&ĐT cấp phép triển khai chính thức trong hệ thống trường công lập. Đây là cột mốc quan trọng, khẳng định mô hình này không chỉ cảm xúc mà còn đủ chuẩn mực giáo dục.

“Tôi mong rằng TeenCare sẽ trở thành chuẩn mực mới cho cách Việt Nam chăm sóc tuổi dậy thì. Một mô hình nhân văn, chuyên nghiệp và đủ chiều sâu,” chị Linh khẳng định.

TeenCare cùng thanh thiếu niên vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì - 2

TeenCare tổ chức các lớp học kỹ năng sống đa dạng, cá nhân hóa theo từng nhóm tuổi.

Không dạy hộ, không thay thế cha mẹ

Với TeenCare, phụ huynh không đứng ngoài. Họ nhận báo cáo định kỳ, có thể coaching 1:1 cùng mentor, và đặc biệt – được khuyến khích trở thành “bạn đồng hành số một” của con.

“TeenCare không dành cho phụ huynh muốn thấy con thay đổi trong 2–3 tuần. Chúng tôi không bán giải pháp nhanh. Chúng tôi xây nền tảng bền vững,” chị Linh chia sẻ thẳng thắn.

Và có lẽ chính điều đó lại khiến mô hình này trở nên bền vững: khi cha mẹ bắt đầu hiểu rằng yêu thương là một kỹ năng – và cũng cần được học.

TeenCare cùng thanh thiếu niên vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì - 3

Phụ huynh là một phần không thể tách rời trong hành trình giáo dục tại TeenCare.

TeenCare hiện cung cấp các gói membership tại nhà, ứng dụng học tập riêng, các lớp kỹ năng sống online và chương trình triển khai tại trường học. Mô hình này kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng ra nhiều tỉnh thành trong thời gian tới.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục

Thâm hụt thương mại của Mỹ đã chạm mức cao chưa từng có trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa để tránh các mức thuế quan mới do Tổng thống Donald Trump áp đặt. Điều này khiến GDP quý I/2025 rơi vào vùng âm lần đầu tiên trong ba năm.

Mazda2: Chiếc xe đẹp... đến mức khó bán lại?

Mazda2: Chiếc xe đẹp... đến mức khó bán lại?

Mazda2 đẹp nao lòng, nhưng lại là một trong những mẫu xe khó bán lại nhất phân khúc. Vì sao một chiếc sedan hút mắt, trang bị tốt, thương hiệu Nhật lại thường bị “ngó lơ” trên thị trường xe cũ? Câu chuyện Mazda2 là lời nhắc nhở rằng, trong thế giới xe hơi, đẹp thôi chưa đủ.

Khi trái tim lên tiếng qua ảnh

Khi trái tim lên tiếng qua ảnh

Lật giở từng trang sách ảnh “Tây Nam Bộ kháng chiến - lịch sử qua ống kính (1945-1975)”, tôi không đơn thuần "xem" lịch sử mà vô cùng xúc động vì như được sống trong lịch sử, được thở cùng nhịp thở của những năm tháng hào hùng và bi tráng ấy.

 “Anh linh Đại tướng hiện nơi đất lành”

 “Anh linh Đại tướng hiện nơi đất lành”

Bài thơ "Có một di sản tâm linh như thế" của Phạm Hồng Điệp không chỉ là những lời thơ sâu sắc tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà còn là câu chuyện về một không gian di sản văn hóa nơi hình ảnh Đại tướng vẫn luôn hiển hiện kết nối quá khứ hào hùng với hiện tại và tương lai của đất nước, nhắc nhở về tầm nhìn chiến lược và đạo đức cách mạng, trở thành sức mạnh tinh th