Apple, Samsung và Google đang “hút máu” người dùng ra sao

Nếu ai đã từng sử dụng iPhone và nhấn nút chụp tấm hình đẹp trước mắt, đột nhiên máy báo hết dung lượng, một cảm giác thật khó chịu sẽ diễn ra.

Sẽ là một trải nghiệm không hề thú vị khi phải dọn dẹp bộ nhớ iPhone trước mỗi chuyến đi chơi, và nhiều người vẫn phải chấp nhận vì đó là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, sau đó mọi người có thể nhận ra rằng mọi thứ có thể không phải khó khăn đến như vậy. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề thông qua chia sẻ từ một người dùng iPhone 15 Pro 128 GB dưới đây.

Apple, Samsung và Google đang “hút máu” người dùng ra sao - 1

Cả Apple, Google và Samsung đều tính phí đắt đỏ cho dung lượng lưu trữ trên smartphone.

Chiếc iPhone này được mua với giá 29 triệu đồng vào năm 2024. Đây thực sự là một khoản tiền không nhỏ, vì vậy đáng lẽ nó phải mang đến cho người dùng một trải nghiệm thú vị, không căng thẳng trong vài năm tới.

Thế nhưng khi đến tụ họp với bạn bè, giữa rừng một loạt người dùng điện thoại Android mới ra mắt, mọi người mới thấy một điều hết sức khó chịu. Một trong số này là chiếc CMF Phone 2 Pro được bán với giá chỉ khoảng 7,27 triệu đồng nhưng lại có dung lượng lưu trữ gấp đôi iPhone 15 Pro. Điều này thật là một sự bất công.

Không chỉ có vậy, chiếc Motorola Edge 60 cũng rất đáng để ý. Đó là một chiếc điện thoại đẹp có giá 10,39 triệu đồng nhưng lại trang bị bộ nhớ trong 512 GB. Sự chênh lệch giữa giá cả và dung lượng lưu trữ khiến chủ sở hữu iPhone 15 Pro cảm thấy điện thoại của mình giống như một gói chip chứa đầy không khí.

Mặc dù các nhà sản xuất điện thoại có thể biện minh cho giá cả của họ, nhưng khi biết rằng chi phí thực tế giữa dung lượng 128 GB và 512 GB chỉ khoảng 1 triệu đồng, việc phải trả thêm khoảng 9,5 triệu đồng (so sánh giá giữa iPhone 16 Pro 128 GB và 512 GB tại Việt Nam) cho sự khác biệt này dường như không hợp lý.

Apple, Samsung và Google đang “hút máu” người dùng ra sao - 2

CMF Phone 2 Pro có bộ nhớ trong 256 GB có giá rẻ hơn iPhone 15 Pro đến 4 lần.

Liên minh châu Âu từng cấm cáp Lightning vì lý do chính đáng, và có lẽ đã đến lúc chúng ta cần có những quy định pháp lý tương tự về giá bộ nhớ trong. Tuy nhiên, các nhà sản xuất điện thoại đã tính toán rất kỹ lưỡng để khiến người tiêu dùng không thể từ bỏ việc mua điện thoại đắt tiền. Họ biết rằng lý do chính khiến người tiêu dùng chọn điện thoại cao cấp chính là chất lượng camera, và họ đang tận dụng tính năng này một cách có cẩn thận để móc hầu bao của khách hàng.

Nhìn vào các điện thoại giá rẻ, người dùng sẽ thấy điểm chung là chúng không có camera tốt. Hầu hết các điện thoại này cũng thiếu camera tele - một thành phần không quá đắt nhưng lại không được trang bị cho các thiết bị giá rẻ. Điều này giúp các mẫu cao cấp luôn nổi bật, và nếu người dùng muốn có một smartphone có máy ảnh tốt, họ sẽ phải chi trên 20 triệu đồng.

Apple, Samsung và Google đang “hút máu” người dùng ra sao - 3

Cách tính phí bộ nhớ vô cùng đắt đỏ của Apple, Google và Samsung.

Khi các nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu về chất lượng camera, họ lại tối đa hóa lợi nhuận bằng cách hạn chế dung lượng lưu trữ. Điều này tạo ra một sự khan hiếm nhân tạo, khiến người tiêu dùng phải trả nhiều hơn cho những chiếc điện thoại có camera tốt. Mặc dù các nhà sản xuất hoàn toàn có thể tạo ra một smartphone có camera hoàn hảo ở mức giá dưới 15 triệu đồng, nhưng thay vào đó họ lại duy trì mức giá cao để bảo toàn lợi nhuận.

Cách duy nhất để tránh tình trạng này là trả tiền cho dung lượng lưu trữ lớn và giữ điện thoại càng lâu càng tốt. Và đây chính là lúc người dùng rơi vào cái bẫy mà các nhà sản xuất như Apple, Samsung và Google giăng sẵn.

THIÊN AN

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục

Thâm hụt thương mại của Mỹ đã chạm mức cao chưa từng có trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa để tránh các mức thuế quan mới do Tổng thống Donald Trump áp đặt. Điều này khiến GDP quý I/2025 rơi vào vùng âm lần đầu tiên trong ba năm.

Khi trái tim lên tiếng qua ảnh

Khi trái tim lên tiếng qua ảnh

Lật giở từng trang sách ảnh “Tây Nam Bộ kháng chiến - lịch sử qua ống kính (1945-1975)”, tôi không đơn thuần "xem" lịch sử mà vô cùng xúc động vì như được sống trong lịch sử, được thở cùng nhịp thở của những năm tháng hào hùng và bi tráng ấy.

 “Anh linh Đại tướng hiện nơi đất lành”

 “Anh linh Đại tướng hiện nơi đất lành”

Bài thơ "Có một di sản tâm linh như thế" của Phạm Hồng Điệp không chỉ là những lời thơ sâu sắc tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà còn là câu chuyện về một không gian di sản văn hóa nơi hình ảnh Đại tướng vẫn luôn hiển hiện kết nối quá khứ hào hùng với hiện tại và tương lai của đất nước, nhắc nhở về tầm nhìn chiến lược và đạo đức cách mạng, trở thành sức mạnh tinh th

50 năm nghiên cứu phê bình văn học Hà Nội

50 năm nghiên cứu phê bình văn học Hà Nội

Sau đại thắng mùa xuân 1975, non sông liền một dải. Đất nước thống nhất. Năm 2025 này chúng ta đang nhìn lại nửa thế kỉ đất nước đổi mới, phát triển. Dịp này Ban tuyên giáo Trung ương có tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (1975-2025) những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Với Thủ đô Hà Nội, đư